| Hotline: 0983.970.780

Bắt tay xây dựng thị trường lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp

Thứ Năm 22/04/2021 , 15:20 (GMT+7)

Ngày 22/4, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm thuộc Bộ LĐ-TB&XH đã ký kết chương trình phối hợp nhằm xây dựng thị trường lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm thuộc Bộ LĐ-TB&XH ký kết chương trình phối hợp nhằm xây dựng thị trường lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ảnh: Nam Khánh.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm thuộc Bộ LĐ-TB&XH ký kết chương trình phối hợp nhằm xây dựng thị trường lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ảnh: Nam Khánh.

Chương trình nhằm mục đích tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệpCục Việc làm trong việc củng cố, tạo dựng các giá trị mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, việc làm, kiểm soát tốt tỷ lệ thất nghiệp trong thị trường lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của quốc gia trong tình hình mới.

Theo chương trình hợp tác, hai bên sẽ cùng nhau xây dựng, tham mưu, xây dựng các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

Triển khai chương trình, dự án, đề án tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức dịch vụ việc làm, đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng chính sách.

Xây dựng thị trường lao động, chính sách việc làm gắn liền với giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng dự báo cung - cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hợp tác phát triển kỹ năng nghề quốc gia đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Nam Khánh.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Nam Khánh.

Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh đây là lần đầu tiên hai đơn vị triển khai một chương trình phối hợp chung bài bản, chặt chẽ.

"Học thật, hành thật để người lao động sống được với nghề. Phải làm sao để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cha mẹ, người học, xã hội coi việc học nghề là tất yếu" - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Trong 5 năm qua, trên 8 triệu người được đào tạo, đa phần người lao động có công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trên 2%. Dự báo quốc tế năm 2021 có thể là 2,7%.

Thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị nâng cao tỉ lệ người lao động được đào tạo lên 70-75%. Tỉ lệ có chứng chỉ, bằng cấp phải đạt 30% (hết nhiệm kỳ 2021-2025) tiến đến 40% vào năm 2030. Đây là tỉ lệ tương đương mặt bằng chung các nước phát triển.

Các đơn vị liên quan phải khơi dậy hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới giáo dục nghề nghiệp theo hai hướng linh hoạt và hướng mở.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm thực hiện tốt 3 nội dung chính: Tập trung xây dựng hệ thống và dự báo cung cầu lao động trong nhiệm kỳ này nhằm không để tình trạng gặp đâu đào tạo đó; sử dụng hiệu quả kinh phí đào tạo chuyển nghề trong Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo cho người lao động, gắn chặt giữa đào tạo và việc làm, trong đó chú trọng đào tạo trước thất nghiệp, đào tạo lại để chuyển nghề, không chờ thất nghiệp rồi mới đào tạo; quyết liệt chuyển đổi số.

TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tuyên truyền, định hướng đảm bảo thực hiện có hiệu quả trong hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THCS ngay trong tháng 5 này.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm sẽ xây dựng liên thông cơ sở dữ liệu việc làm và dữ liệu giáo dục nghề nghiệp trên nền tảng số hóa.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm