| Hotline: 0983.970.780

Bê bối tại dự án của Tổng Công ty 36: Liên tục vi phạm hợp đồng

Thứ Tư 16/03/2022 , 11:15 (GMT+7)

Theo quy định, chỉ còn 15 ngày để bàn giao công trình nhưng khối lượng nhà thầu thi công tại tuyến đường liên xã Sơn Lễ, Sơn An, Sơn Tiến mới chỉ đạt hơn 40%.

Chậm tiến độ

Công trình xây dựng đường liên xã Sơn Lễ, Sơn An, Sơn Tiến (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) thuộc gói thầu HT07, do Ban quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (CTDD&CN) tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Tổng Công ty 36 - CTCP thi công tuyến đường liên xã Sơn Lễ, Sơn An, Sơn Tiến theo kiểu 'đem con bỏ chợ', khiến người dân địa phương bức xúc. Ảnh: Thanh Nga.

Tổng Công ty 36 - CTCP thi công tuyến đường liên xã Sơn Lễ, Sơn An, Sơn Tiến theo kiểu "đem con bỏ chợ", khiến người dân địa phương bức xúc. Ảnh: Thanh Nga.

Dự án có chiều dài 9,7km, khởi công vào tháng 9/2020, với tổng mức đầu tư hơn 80 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay Ngân hàng ADB và đối ứng ngân sách địa phương.

Theo hợp đồng số 99/2020/HĐXL-DDCN ngày 20/7/2020 và các phụ lục kèm theo đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công Tổng Công ty 36 - CTCP (Bộ Quốc phòng), công trình đường liên xã trên phải hoàn thành trước ngày 30/3/2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này dự án mới chỉ thực hiện được hơn 40% khối lượng, các hạng mục công trình đều chậm tiến độ, giang dở, chắp vá, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, môi trường sống của người dân địa phương.

Ông Bùi Huy Cường, Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng CTDD&CN Hà Tĩnh xác nhận, Tổng Công ty 36 - CTCP đã chậm tiến độ thi công ở nhiều hạng mục công trình.

“Do nhà thầu chậm tiến độ nên nguy cơ phải chuyển nguồn sang dự án khác, ảnh hưởng đến việc tiền nhà nước vay phải trả lãi. Nói dễ hiểu hơn, sử dụng sớm nguồn tiền vay (vay Ngân hàng ADB) thì thu lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, sử dụng vốn muộn thì thiệt hại nhiều”, ông Cường nói.

Theo ông Cường, ngoài thiệt hại khi phải trả lãi vay, ngân sách tỉnh Hà Tĩnhcòn phải đối ứng trong công tác giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, thuế…

Công trình liên tục chậm tiến độ, vi phạm các điều khoản ký kết trong hợp đồng. Ảnh: Thanh Nga.

Công trình liên tục chậm tiến độ, vi phạm các điều khoản ký kết trong hợp đồng. Ảnh: Thanh Nga.

Một cán bộ chuyên về lĩnh vực xây dựng cơ bản ở huyện Hương Sơn (xin giấu tên) thì cho rằng, việc kéo dài thời gian thi công chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hiện nhiều đoạn thép chờ ở các cầu, cống phơi giữa trời hoặc ngâm nước, chưa được thi công; thậm chí đắp đất để cỏ mọc sau lại đắp tiếp nên độ kết dính giảm…

Ô nhiễm môi trường

Xét về mặt xã hội, sự chậm trễ, nhếch nhác, giang dở của công trình khiến việc đi lại của người dân 3 xã Sơn An, Sơn Lễ, Sơn Tiến gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Bình, thôn Cao Thắng, xã Sơn Lễ - hộ dân sống ngay cạnh tuyến đường thở dài ngao ngán: “Nắng thì bụi mù mịt mưa xuống bùn trôi vào tận nhà. Toàn bộ dân thôn Cao Thắng đều bị ảnh hưởng. Nhà thầu làm dự án này quá chậm”.

Việc thi công chắp vá, chậm tiến độ không chỉ gây ô nhiễm môi trường, khó khăn cho việc đi lại của người dân mà còn có dấu hiệu kém chất lượng. Ảnh: Thanh Nga. 

Việc thi công chắp vá, chậm tiến độ không chỉ gây ô nhiễm môi trường, khó khăn cho việc đi lại của người dân mà còn có dấu hiệu kém chất lượng. Ảnh: Thanh Nga. 

Theo ông Bình, trong nhiều cuộc họp thôn, họp HĐND xã, người dân đã có ý kiến về tiến độ của dự án, những nguy hiểm tiềm ẩn trên tuyến đường nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục.

Đồng quan điểm, thôn trưởng thôn Trung Lễ, xã Sơn Lễ Nguyễn Quang Đài đề nghị đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện tuyến đường. Hiện tại việc đi lại của người dân, nhất là các em học sinh cực kỳ khó khăn, mất an toàn giao thông.

Ngoài ra, quá trình thi công chậm khiến các cống, mương dẫn nước vào đất sản xuất nông nghiệp bị ách tắc, gây khó khăn cho hoạt động canh tác của bà con.

Nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do dòng chảy cấp thoát nước qua đường ách tắc. Ảnh: Thanh Nga.

Nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do dòng chảy cấp thoát nước qua đường ách tắc. Ảnh: Thanh Nga.

“Vừa rồi xã phải bỏ tiền thuê người đào ngang đường để bỏ cống dẫn nước vào ruộng cho dân, trong khi lẽ ra phần việc đó là của nhà thầu. Chúng tôi đề nghị cơ quan nhà nước vào cuộc, có giải pháp xử lý những vi phạm của nhà thầu”, ông Đài nhấn mạnh.

Ông Bùi Huy Cường, Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng CTDD&CN Hà Tĩnh: “Hiện chủ đầu tư đã cho nhà thầu tạm ứng và giải ngân theo khối lượng hơn 31 tỷ đồng.

Ban cũng đang yêu cầu đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, với khối lượng công việc hiện tại nếu đẩy nhanh cũng phải tháng 7/2022 mới có thể xong, quan trọng là họ (Tổng Công ty 36 - CTCP) có làm hay không!”.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.