| Hotline: 0983.970.780

'Bệ đỡ' những ý tưởng khởi nghiệp lớn cho ngành nông nghiệp

Thứ Ba 28/07/2020 , 14:21 (GMT+7)

Thông qua “Khởi nghiệp Nông nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020”, Ban tổ chức mong muốn có những ý tưởng, dự án giải được các bài toán lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Khai mạc Chương trình 'Bệ phóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020'. Ảnh: Hưng Giang.

Khai mạc Chương trình "Bệ phóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020". Ảnh: Hưng Giang.

Ông Phạm Đức Nghiệm, Giám đốc Ban quản lý dự án, Trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu (VCIC) – Bộ KH&CN, đơn vị đồng hành với Chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức trong ngày 10/7, cho biết: Thực tế, nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế. Đặt trong khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là bối cảnh dịch Covid- 19 vừa rồi càng thấy vai trò quan trọng của nền nông nghiệp đối với ổn định dân sinh cũng như xuất khẩu.

Trong 20 chuỗi ngành hàng lớn xuất khẩu của Việt Nam thì nông nghiệp đóng góp rất lớn trong đó hai ngành hàng thuỷ sản, trái cây có tốc độ tăng trưởng vài chục phần trăm.

Nông nghiệp là lĩnh vực hứa hẹn nhiều các đóng góp và dư địa cho hoạt động đổi mới sáng tạo. Chính vì thế, khi hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn sẽ phát huy được thế mạnh lợi thế của nước ta. Đó là lợi thế về môi trường, lợi thế về sinh học đặc biệt lợi thế về kinh nghiệm, tập quán và sản xuất của người dân.

“Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị đầu ngành trong hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo với đội ngũ chuyên gia, giáo sư, các chuyên gia về KHCN rất đông đảo. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác nghiên cứu KHCN như các phòng thí nghiệm trọng điểm trong lĩnh vực y sinh, vắc xin… được nhà trường đầu tư đồng bộ.

Chính vì thế, chúng tôi quan niệm đây là đầu tàu tri thức cho phát triển ngành nông nghiệp của cả nước. Thực tế là thời gian vừa qua thông qua các chương trình của Bộ có rất nhiều hoạt động phối hợp, hợp tác với Học viện Nông nghiệp”, ông Nghiệm chia sẻ.

VCIC sẽ chịu trách nhiệm kết nối các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực quốc gia, kết nối các dự án được tham gia chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp về nông nghiệp” vào với chương trình quốc gia hỗ trợ khởi nghiệp cũng như là vào các hoạt động chung kết chương trình Khởi nghiệp quốc gia dự kiến vào ngày 27- 30/11 năm nay tại Hà Nội.

VCIC sẽ chịu trách nhiệm kết nối các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực quốc gia, kết nối các dự án được tham gia chương trình này vào với chương trình quốc gia hỗ trợ khởi nghiệp. Ảnh: Hưng Giang.

VCIC sẽ chịu trách nhiệm kết nối các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực quốc gia, kết nối các dự án được tham gia chương trình này vào với chương trình quốc gia hỗ trợ khởi nghiệp. Ảnh: Hưng Giang.

Mục tiêu của ban tổ chức (BTC) chúng tôi là làm sao để phát huy được nguồn lực tri thức của nhà trường cũng như kết nối là lan toả các hoạt động khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi cũng mong muốn kế thừa các kết quả của những năm trước cuộc thi năm nay sẽ có hoạt động mạnh hơn, đặc biệt trong hợp tác quốc tế. Hiện tại, chúng tôi cũng đang kết nối các hoạt động hôm nay với các hoạt động quốc tế.

Ông Phạm Đức Nghiệm cho biết thêm: Chúng tôi mong muốn năm nay sẽ lựa chọn được một số ý tưởng, dự án công nghệ có tính chất liên ngành, tích hợp để giải được các bài toán lớn của nông nghiệp Việt Nam, ví dụ như việc làm sao để số hoá các tài nguyên nông nghiệp.

Rõ ràng chúng ta muốn phát triển chuỗi hàng hoá lớn, sản xuất lớn thì các tài nguyên phải được số hoá. Trên cơ sở số hoá đó mới có điều kiện để kết nối với thị trường quốc tế.

Thứ hai, bên cạnh việc số hoá thì có rất nhiều các tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt tiềm năng trong lĩnh vực sinh học, vi sinh cần được khai thác. Chúng tôi ví vi sinh, sinh học của Việt Nam như một mỏ vàng. Lý do là bởi chúng ta nằm ở hai trục sông lớn Sông Hồng và sông Mê Kong – lượng vi sinh vật rất lớn. Đặc biệt có những vi sinh vật rất quý khi ứng dụng vào thực tiễn thì giá trị đem lại gấp hàng nghìn hàng triệu lần.

“Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta chưa có kế hoạch cũng như hành động cụ thể để tập trung khai thác, bản địa hoá các nguồn tài nguyên này đặc biệt là thương mại hoá các kết quả này ra thị trường. Đây là những tiềm năng về mặt ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rất lớn.

BTC hy vọng hai lĩnh vực số hoá và công nghệ sinh học, vi sinh là những lĩnh vực sẽ có những dự án tiêu biểu trong năm nay và đấy cũng là con đường, là chìa khoá để giải quyết bài toán lớn về nông nghiệp của Việt Nam” ông Nghiệm nhấn mạnh.

BTC sẽ kết nối với các tập đoàn lớn đỡ đầu từ khâu phôi thai của ý tưởng cho đến khâu ứng dụng thực tiễn, hỗ trợ chuyển hoá thành những sản phẩm cụ thể. Ảnh: Hưng Giang.

BTC sẽ kết nối với các tập đoàn lớn đỡ đầu từ khâu phôi thai của ý tưởng cho đến khâu ứng dụng thực tiễn, hỗ trợ chuyển hoá thành những sản phẩm cụ thể. Ảnh: Hưng Giang.

Bên cạnh đó, khi đã có dự án tốt rồi BTC sẽ kết nối với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư để làm sao bên cạnh nguồn lực của nhà nước, của Học viện thì sẽ có thêm các nguồn lực hỗ trợ để giúp các bạn biến những ý tưởng đó thành dự án cụ thể phục vụ cho sản xuất và đời sống. Quan trọng hơn nữa, BTC sẽ kết nối với các tập đoàn lớn đỡ đầu từ khâu phôi thai của ý tưởng cho đến khâu ứng dụng thực tiễn, hỗ trợ chuyển hoá thành những sản phẩm cụ thể.

Trưởng ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2020, Chủ tịch Công đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TS.Nguyễn Tất Thắng cho biết: Chương trình Khởi nghiệp Nông nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam gồm 3 vòng với nhiều hoạt động bổ ích:

Vòng 1: Tuyển chọn ý tưởng. Ban tổ chức sẽ thu các ý tưởng dự án từ nay đến hết tháng 7/2020. Các ý tưởng được trình bày ngắn gọn trong 2 trang A4, theo mẫu của Hội đồng khởi nghiệp quốc gia.

TS.Nguyễn Tất Thắng thăm quan các gian hàng trưng bày tại Chương trình Bệ phóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 (TS. Thắng ở giữa). Ảnh: Hưng Giang.

TS.Nguyễn Tất Thắng thăm quan các gian hàng trưng bày tại Chương trình Bệ phóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 (TS. Thắng ở giữa). Ảnh: Hưng Giang.

 Vòng này tập trung phát hiện các ý tưởng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, giải quyết các vấn đề thiết thực trong thực tiễn…

Vòng 2: Xây dựng, phát triển và hoàn thiện dự án. Ban tổ chức tổ chức chấm ý tưởng dự án, tìm ra các ý tưởng xuất sắc, có giá trị để tiếp tục hỗ trợ các nhóm thanh niên, sinh viên phát triển thành các đề án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; mời các chuyên gia hàng đầu tổ chức các lớp đào tạo kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp cho sinh viên; tư vấn hướng dẫn các nhóm sự án hoàn thiện ý tưởng và dự án khởi nghiệp;

Vòng 3: Chung kết. Ban tổ chức và hội đồng giám khảo tổ chức đánh giá tìm ra 5 dự án xuất sắc vào chung kết Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 vào tháng 10/2020. Hỗ trợ các nhóm dự án hoàn thiện sản phẩm, phát triển các giai đoạn tiếp theo.

Căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng Giám khảo, Ban tổ chức sẽ trao: 01 giải Nhất 30 triệu đồng; 01 giải Nhì 15 triệu đồng; 02 giải Ba 7 triệu đồng/giải, tổng trị giá 14 triệu đồng; 02 giải Khuyến khích 5 triệu đồng/giải, tổng trị giá 10 triệu đồng; 1 giải dự án được yêu thích nhất, trị giá 2 triệu đồng.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm