| Hotline: 0983.970.780

Bên trong trang trại bò giống 'khổng lồ' của Công ty T&T 159

Chủ Nhật 26/05/2019 , 11:10 (GMT+7)

Sáng nay (26/5), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã thăm trang trại nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp của Công ty Cổ phần Giống T&T 159 và Thức ăn chăn nuôi T&T 259 tại xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình

Trang trại Bò giống chất lượng cao và Trại bò nuôi lấy thịt này có quy mô 1.200 con bò giống, 3.800 con bê, bò; trâu nuôi vỗ béo đã đi vào hoạt động ổn định. Hiện đang nuôi 1.200 con bò, trâu sinh sản và 2000 con trâu, bò bê nuôi lấy thịt.

Tổng mức đầu tư của dự án là gần 500 tỷ đồng. Dự án hoàn thành giai đoạn 1 và hiện đang nuôi 900 con bò thịt, 500 con bò Wagyu và 500 bò lai sinh sản.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá rất cao đối với sự kiên trì đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi của Công ty T&T 159.

Khu Liên hợp sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh của Công ty T&T 159 có công suất 200 - 210 tấn/ngày. Công nghệ phối trộn (TMR) đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Quần thể đàn được ăn thức ăn chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp, bổ sung nguồn tinh bột và hàm lượng dinh dưỡng cao, được sản xuất tại khu chế biến đặt ngay tại trang trại.
Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp hỗn hợp có công suất 150 tấn/ngày.
Nguồn nguyên liệu là lõi bắp ngô được nghiền nhỏ, ép viên để làm thức ăn cho trâu, bò.
Đàn trâu được Công ty T&T 159 tuyển chọn từ trong nước, sau đó tiếp tục lai tạo, nhân giống để cung cấp nguồn giống có tầm vóc lớn, tiềm năng năng suất cao.
Giống bò của Công ty T&T 159 có chất lượng tốt.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, trong điều kiện dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và lây lan ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò) đang có tiềm năng rất lớn.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu phế, phụ phẩm nông nghiệp rất lớn. Đó là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc ăn cỏ. Đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi gia súc ăn cỏ để sản xuất thịt, sữa, con giống. Nhiều giống cao sản đã có mặt tại Việt Nam, từ Brahman, BBB, Wagyu... Nhờ đó, nông dân có điều kiện tiếp cận với con giống chất lượng cao, đẩy sản lượng thịt trâu, bò tăng cao trong thời gian tới.

Trao đổi với Bí thư tỉnh uỷ Thái Bình Nguyễn Hồng Diên (ngoài cùng bên trái), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Thái Bình là địa phương rất có tiềm năng để phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô lớn. Ông hy vọng, đây là bài học kinh nghiệm rất giá trị để "Quê hương 5 tấn" xoay trục trong cơ cấu chăn nuôi, qua đó bù đắp sự thiếu hụt về nguồn cung thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi gây ra.

 

Xem thêm
Những cây lựu bonsai trĩu quả bắt mắt ở làng hoa Sa Đéc

Những cây lựu bonsai trĩu quả bắt mắt ở làng hoa Sa Đéc. Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Ủng hộ hơn 1.000 quyển sách hưởng ứng ngày hội đọc sách. Trang trại nông nghiệp tuần hoàn với diện tích 130 ha.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Video: Tàu du lịch chở người nước ngoài va chạm phà trên sông Tiền

An Giang Vụ tai nạn giữa tàu du lịch va chạm với phà đang đưa khách qua sông xảy ra khoảng 17h25 ngày 19/4, trên sông Tiền, thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương khiến 3 người bị thương nặng, trong đó có 2 du khách nước ngoài.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm