| Hotline: 0983.970.780

Bệnh rỉ sắt hại cà phê

Thứ Sáu 22/09/2023 , 09:01 (GMT+7)

Bệnh rỉ sắt gây rụng lá hàng loạt, làm ảnh hưởng nặng tới năng suất, chất lượng cà phê, nếu bà con nông dân không chú ý phòng trừ, bệnh sẽ gây thiệt hại nặng.

Bệnh rỉ sắt hại cà phê.

Bệnh rỉ sắt hại cà phê.

Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng từ đầu mùa mưa. Bệnh gây rụng lá hàng loạt, làm ảnh hưởng nặng tới năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.

Triệu chứng

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá cây cà phê. Ban đầu, vết bệnh là một chấm nhỏ ở mặt dưới lá, có hình bầu dục với màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh phát triển lớn dần. Các vết bệnh lớn đường kính có thể đạt đến 1cm. Trên bề mặt vết bệnh được phủ một lớp bột mỏng màu xanh vàng hay vàng cam.

Khi bệnh nặng, một số vết bệnh có thể liên kết nhau tạo thành những mảng lá bị biến vàng, cháy khô và có thể rụng hàng loạt. Những vườn có lá rụng nhiều cây sinh trưởng kém và năng suất giảm đáng kể.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh do nấm Hemileia sp. gây ra. Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều, ẩm thấp. Trong điều kiện mát mẻ và ẩm độ cao thì rất thích hợp để nấm bệnh phát triển mạnh. Vì vậy, vùng Tây Nguyên, bệnh thường phát sinh phát triển mạnh trong mùa mưa, các tỉnh phía Bắc bệnh phát triển vào các tháng mát mẻ của mùa thu và các tháng từ giữa đến cuối xuân. Bệnh cũng phát triển mạnh trong điều kiện các vườn cà phê bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều…

Khi phát hiện cà phê bị bệnh rỉ sắt, cần dùng thuốc SAGOPERFECT 320SC hoặc LUNASA 25EC để phun kịp thời.

Khi phát hiện cà phê bị bệnh rỉ sắt, cần dùng thuốc SAGOPERFECT 320SC hoặc LUNASA 25EC để phun kịp thời.

Một số biện pháp phòng trị

- Trồng cà phê ở mật độ thích hợp, tránh trồng dày để đảm bảo độ thông thoáng.

- Cần có hệ thống tiêu nước để thoát nước thật tốt sau khi mưa, tránh ẩm thấp.

- Trong mùa mưa, thường xuyên vệ sinh vườn cây, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu nằm khuất trong tán để tạo sự thông thoáng trong vườn.

- Bón phân tránh dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh. Nên sử dụng thêm các loại phân bón lá vi lượng như TANO-601, rải phân SPC-CAL để cải tạo đất. Các phân này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh cho cây, vừa làm tăng năng suất và chất lượng cà phê.

- Thường xuyên kiểm tra vườn trong mùa mưa, để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời, nhằm làm giảm thiệt hại, giảm chi phí phòng trừ. Đặc biệt cần chú ý ở những vườn cây đã có lịch sử nhiễm bệnh.

- Khi phát hiện cây mới bị bệnh, cần dùng thuốc SAGOPERFECT 320SC (pha với liều lượng: 100ml/100 lít nước),  hoặc LUNASA 25EC (pha 100ml/100 lít nước) để phun kịp thời.

- Trong các tháng mưa, cần phun phòng bằng SAGOPERFECT 320SC, hoặc LUNASA 25EC. Chú ý phun ướt toàn tán cây và cành để phòng bệnh. Chủ yếu phun phòng trong mùa mưa, cách 1-2 tuần/ 1 lần tùy tình hình thời tiết và dịch bệnh. Các sản phẩm trên do Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC) nghiên cứu và phát triển.

Xem thêm
Bộ sản phẩm NPK Cà Mau Poly Phosphate ghi điểm tại thị trường Campuchia

TP. HCM Năm 2025, Phân bón Cà Mau đã đặt mục tiêu mở rộng thị trường, tăng cường phân phối bộ sản phẩm NPK Cà Mau Poly Phosphate tại nhiều quốc gia trong đó có Campuchia.

Tận dụng phụ phẩm protein sau giết mổ làm thức ăn chăn nuôi

EFPRA cho rằng đây là xu hướng tất yếu giúp bảo tồn tài nguyên, hạn chế lãng phí thực phẩm và tối ưu hóa việc sử dụng sản phẩm phụ trong thức ăn chăn nuôi.  

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng.