Cách đây khoảng 8 năm, một người bạn tặng anh một quyển sách viết về thực dưỡng. Anh vốn quí trọng sách nên đem cất dù anh chưa đọc. Bốn năm sau, anh đi khám bệnh và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán như vậy anh rất lo lắng vì suốt cuộc đời phải gánh chịu bệnh này, không chữa khỏi được. Anh bắt đầu mua nhiều sách đề cập đến tiểu đường về đọc để tìm cách trị bệnh cho mình.
Anh Huỳnh Quốc Anh |
Anh vô tình đọc đến quyển thực dưỡng của người bạn tặng. Anh đọc đến đâu anh mê đến đó. Quyển sách đề cập đến nhiều vấn đề rất thực tế và thú vị như khả năng chống nhiễm phóng xạ của gạo lức muối mè. Trong thời gian năm 1945, Nhật Bản bị hai trái bom nguyên tử hạt nhân, một nhóm người trong khu vực bị dội bom không hề bị nhiễm phóng xạ nhờ ăn gạo lức muối mè.
Nhờ quyển sách này anh mới hiểu gạo lứt, là hạt gạo còn lớp cám, có giá trị kỳ diệu đến thế. Một chi tiết quan trọng trong sách gây chú ý đến anh là đề cập đến cách chữa trị bệnh tiểu đường, đây là vấn đề anh quan tâm hàng đầu. Cuối quyển sách có giới thiệu địa chỉ người viết sách. Anh tìm đến đia chỉ người viết sách và thấy có nhiều sách nói về thực dưỡng. Từ đó anh biết thêm nhiều địa chỉ bán thực phẩm thực dưỡng và sách thực dưỡng.
Sau khi tìm hiểu kỹ, anh quyết định không uống thuốc Tây nữa và áp dụng ăn gạo lứt. Anh bắt đầu ăn gạo lức từ ngày 08/9/2013. Anh nói: “Mình đang bệnh tội gì mình không thử. Lý thuyết mà không thực hành là vô ích, thực hành mà không lý thuyết là rất nguy hiểm.” Trong sách còn chỉ cách theo dõi từng ngày. Anh mua máy đo đường huyết và máy đo huyết áp về tự đo. Ngày bắt đầu ăn gạo lức là ngày bỏ uống thuốc tiểu đường luôn, ngày đầu tiên đường huyết ổn định như ngày hôm trước còn uống thuốc.
Anh tiến hành đo đường huyết hàng ngày, liên tục một tuần, đường huyết vẫn ở mức bình thường. Ngưng một tuần, anh mới đo lại, đường huyết vẫn bình thường; hai tuần sau nữa đo lại, đường huyết vẫn bình thường. Hai tháng sau thử lại, đường huyết vẫn bình thường; cách ba tháng, anh đo lại vẫn ổn định. Anh nghĩ dầu bình thường nhưng phải vào bệnh viện để khám cho chắc. Bác sĩ bảo sao lâu quá không vào khám và lấy thuốc. Anh giấu, không cho cho bác sĩ biết anh đang ăn gạo lức, anh sợ mất lòng với bác sĩ.
Khi bắt đầu ăn gạo lứt thì anh ăn Số 7 (chỉ ăn gạo lứt với muối mè) gần 3 tháng. Sau đó, anh ăn thêm đậu đỏ (xích tiểu đậu) theo cách chỉ trong sách. Rồi anh ăn thêm ít rau sạch tự trồng. Anh tìm đến các cửa hàng thực dưỡng để mua sách vở về tìm hiểu thêm. Dần dần anh biết đến những người thực dưỡng lâu năm. Anh cũng thường tham gia các buổi giao lưu về thực dưỡng và chia sẻ quá trình trị lành bệnh tiểu đường của anh.
Qua các buổi giao lưu anh học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ nhiều người ăn thực dưỡng trong nước về chia sẻ. Năm vừa rồi anh đi nhổ răng. Nha sĩ biết anh có tiền sử tiểu đường nên bảo anh phải đi xét nghiệm máu. Sau khi xem kết quả xét nghiệm, nha sỹ mới chịu nhổ răng cho anh. Trước đây mỡ máu cao nhưng bây giờ đã trở lại bình thường.
Từ lúc bước chân vào thực dưỡng anh không thấy khó khăn nào cả. Anh nói thực dưỡng thích hợp cho mọi người, quan trọng là hiểu về thực dưỡng. Muốn hiểu sâu sắc phải đọc sách, nghiên cứu về thực dưỡng, như thế mới theo lâu dài được, có niềm tin mới thực hiện dễ dàng. Nhờ đọc sách thì mình mới biết cách điều chỉnh thức ăn khi trái gió trở trời hoặc khi đi du lịch. Phải đọc sách cho kỹ và nhiều lần, ý kiến của người khác chỉ để tham khảo, vì mỗi người mỗi kinh nghiệm khác nhau.
Người bắt đầu ăn thực dưỡng nên đọc sách nhiều lần, sách nhắc nhở mình không vi phạm. Người có bệnh thì phải ăn kỹ hơn. Người không bệnh thì phải biết tiết chế việc ăn, đừng ăn cho đã miệng. Người đã trị hết bệnh cũng phải giữ ăn chặt chẽ, không nên ăn trở lại theo thói quen cũ. Chữa hết bệnh bằng thực dưỡng nhưng sau đó bị bệnh trở lại là rất khó chữa lành cho lần hai, lúc đó niềm tin không còn nữa. Sức khỏe quí hơn vàng, sức khỏe là mạng sống. Có sức khỏe thì mới thích thú nhìn trời nhìn đất, nhìn trăng nhìn sao, tận hưởng gió mát trăng thanh.
Sau khi hết bệnh, anh mang ơn hạt gạo lứt nên thường khuyên người khác ăn gạo lứt. Nền tảng của thực dưỡng là củng cố sức khỏe, bước cần thiết nhất của cuộc sống hạnh phúc. Muốn có sức khỏe phải ăn gạo lứt; từ bỏ đường, bột ngọt và hóa chất vì chúng có hại cho sức khỏe. Không sử dụng các thực phẩm chứa hóa chất. Anh nói thực phẩm của nước ngoài, kể cả của Nhật, chưa hẳn là tốt, phải xem trong đó có chứa chất bảo quản không, có hóa chất gì không. Giảm thiểu những thực phẩm khác gạo lứt. Những bậc chân tu ăn đạm bạc nhưng sức khỏe và trí tuệ của họ rất tốt. Khi phải ăn bên ngoài, ăn đám tiệc, phải lựa chọn món ăn. Nếu còn ăn thịt cá, tránh ăn thịt những con vật to lớn, nên ăn những con cá nhỏ. Tìm cơm chay ăn thì tốt hơn.
Hiện tại, anh thường ăn cháo gạo lứt với tương miso, tương tamari và tương kho quẹt, dạo này không ăn rau củ. Anh ăn cháo cả ngày. Lúc nào ăn cũng cảm thấy ngon miệng. Khi kẹt đi đám tiệc thì cũng ăn chút ít nhưng về nhà chỉ ăn cháo.
Phụ nữ mang thai ăn theo thực dưỡng sẽ sinh ra đứa trẻ rất thông minh. Thực dưỡng chú trọng đến thai giáo. Xây dựng sức khỏe từ trong bụng mẹ thì khi sanh ra, em bé sẽ tốt cả về sức khỏe lẫn trí tuệ và nhận thức.
Anh nói thực dưỡng làm quan điểm dần dần thay đổi. Biết đủ. Tâm tham sân si không mất đi hẳn nhưng giảm đáng kể. Nhiều người còn thành kiến với thực dưỡng. Người nào biết được và áp dụng thực dưỡng là may mắn. Những người kinh doanh thực dưỡng phải có tâm chân chánh, đừng để danh lợi chi phối, làm sai lệch ý tốt ban đầu. Nói thì dễ nhưng làm thì khó, biết vậy nên ai cũng phải cố gắng, anh cũng đang cố gắng. Những người nào có cùng thông cảm thì chia sẻ để họ hiểu. Những người có bằng cấp khó theo thực dưỡng hơn vì họ xem sở học của họ là trên hết, ít để ý những kiến thức cổ xưa quí giá.
Thực dưỡng có từ ngày xưa, đó là cách ăn thuận tự nhiên, hợp với hệ tiêu hóa. Sách của tiên sinh Ohsawa viết người xưa đã ăn như thế này rồi, tiên sinh chỉ là người nhắc nhớ lại mà thôi. Người xưa khám phá ra nhiều thứ rất hay mà cho đến nay khoa học mới bắt đầu biết. Ngày xưa, ông bà đã biết ăn quân bình âm dương để giữ cho sức khỏe tốt. Khoa học cũng có lợi ích cho con người nhưng con người quá lạm dụng khoa học, làm phản tác dụng. Sử dụng phân hóa học nhiều làm “chết đất” và hủy hoại môi trường thiên nhiên. Y học về mổ xẻ cấp bách thì rất hay. Tuy nhiên còn rất nhiều bệnh nan y mà Tây y không trị được như tiểu đường, đau nhức khớp, bệnh gan… nhưng ăn thực dưỡng sẽ hết. Thay đổi máu là thay đổi sức khỏe. Máu sạch thì không có vi khuẩn tồn trú, giống như nhà sạch sẽ ngăn nắp thì chuột không ở được nhưng nhà để đồ đạc lộn xộn thì chuột trốn được trong đó.
Anh có người cháu là bác sỹ Tây y. Anh gặp lại người cháu này trong một đám giỗ họ tộc. Người cháu biết anh bị tiểu đường đã hỏi thăm anh về tình trạng bệnh. Anh nói thật là lâu nay anh ăn gạo lứt chứ không còn uống thuốc nữa. Người cháu hỏi anh có đo đường huyết thường xuyên không. Anh bảo thỉnh thoảng có đo. Người cháu bảo “ngày mai chú đến phòng khám của cháu đo lại”. Anh nghe theo và đến phòng mạch đo lại và cho kết quả đường huyết bình thường. Người cháu hỏi anh có uống gì không. Anh nói trước khi ăn thực dưỡng có sử dụng một số cây thuốc nam như cây mật gấu, diệp hạ châu… Người cháu bảo rằng sức khỏe của anh bình thường là nhờ uống thuốc nam, chứ gạo lức không có tác dụng gì đâu. Anh hơi buồn về suy nghĩ của người cháu bác sỹ, phủ nhận hoàn toàn thực tế. Anh cười nói: “Nó là bác sỹ mà nói vậy đó.”
Anh nói thực dưỡng thay đổi máu, thay đổi sức khỏe, làm đầu óc sáng suốt. Thực dưỡng đáng để truyền bá rộng rãi cho cộng đồng, cho nhiều người biết. Nhiều người ăn thực dưỡng thì xã hội được nhiều người có sức khỏe tốt. Nhiều người có sức khỏe tốt sẽ giúp ích nhiều cho xã hội. Tác động tích cực qua lại này sẽ thúc đẩy xã hội phát triển. Nhà nước mà ủng hộ thì thực dưỡng mới mạnh được. Hiện tại chỉ có một số cá nhân hoặc tố chức ủng hộ thì chưa đủ mạnh. Thực dưỡng không những giúp cho sức khỏe tốt mà còn cho đạo đức tốt và tâm hồn tốt.