Chiến đấu cơ B-1B Lancer |
Đây là chiến đấu cơ ném bom hạng nặng, 3 tháng gần đây, nguy cơ xung đột leo thang cao, B-1B thường xuyên thực hiện thao tác chiến trận. Hiện Không lực Mỹ có 6 máy bay triển khai tại Guam. Mỹ không chọn siêu tàng hình B-2 vì phòng không Triều Tiên không quá mạnh, chiến đấu cơ mang được nhiều bom cỡ lớn mà B-2 không thể, tốc độ chiến đấu của động cơ cao hơn nhiều so với pháo đài bay B-52, đây cũng là chiến đấu cơ bán tàng hình cơ động có thể dễ dàng vượt qua tên lửa SAM-3 của Triều Tiên.
Khi chiến tranh xảy ra, chiến đấu cùng phi cơ ném bom hạt nhân B-1B có máy bay tác chiến điện tử, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, chiến đấu cơ do thám vệ tinh, máy bay không người lái…
Chi phí để hoạt động B-1B cũng tương đối rẻ. Đây là chiến đấu cơ có chiều dài 44,5 m, cánh dài 41,8 m, cao 10,4 m, diện tích cánh 181 m2, trọng lượng 87.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 216.400 kg, trọng tải vũ khí 56.700 kg. Đây là máy bay có buồng lái hiện đại, hệ thống radar điện tử, bay cao tối đa 18 km, tầm bay 11.999 km, tốc độ đạt 1,25 vận tốc âm thanh.
B-1B Lancer là chiến đấu cơ phiên bản mới nhất của B-1B, là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác. Hiện tại, Không quân Mỹ đang sở hữu 67 chiếc Lancer, số máy bay này dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2025.
Phi cơ có khả năng tàng hình tốt |