| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 02/06/2020 , 05:30 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 05:30 - 02/06/2020

Bị cáo có tâm phục, khẩu phục không?

Sinh mạng là thứ quý giá nhất, một bị cáo chọn cái chết bẽ bàng thay vì chọn chấp hành bản án, thì có lẽ vẫn còn vướng mắc đáng suy tư.

Sự việc ông Lương Hữu Phước - bị cáo trong một vụ án hình sự, vừa nghe tuyên án buổi sáng 29/5 thì buổi chiều 29/5 đã nhảy lầu tự tử ngay tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, thực sự khiến nhiều người bàng hoàng. Vì đâu lại xảy ra một bi kịch cay đắng như vậy?

Ông Lương Hữu Phước liên quan đến vụ tai nạn giao thông ngày 15/1/2017, dẫn đến cái chết của ông Trần Hữu Quý.

Cụ thể, ông Lương Hữu Phước chở ông Trần Hữu Quý trên đường Nguyễn Huệ - Đồng Xoài, đã rẽ trái qua đường và va chạm với ông Lâm Tươi.

Lời khai nhân chứng và kết quả khám nghiệm hiện trường khẳng định xe do ông Lương Hữu Phước điều khiển đã nằm trên phần đường ngược lại. Nghĩa là ông Lương Hữu Phước quá trình đổi hướng di chuyển, đã có lỗi thiếu quan sát cẩn thận.

Tuy nhiên, cả ông Lương Hữu Phước và ông Lâm Tươi đều có hơi men khi lái xe, riêng ông Lâm Tươi không có giấy phép lái xe.

Với diễn biến như vậy, cộng với tình tiết ông Trần Hữu Quý cũng có những biểu hiện không tỉnh táo lúc ngồi sau xe ông Lương Hữu Phước, thì đây là một tai nạn giao thông nằm ngoài khả năng kiểm soát của cả ba người.

Lẽ ra, nên xử ông Lương Hữu Phước và ông Lâm Tươi cùng một mức án và cùng đền bù thiệt hại cho gia đình ông Trần Hữu Quý.

Nghe phán quyết phải chịu 3 năm tù giam, ông Lương Hữu Phước cảm thấy uất ức vì chưa được đối xử công bằng. Trước giây phút tự chấm dứt cuộc đời mình, ông Lương Hữu Phước viết dòng cuối cùng trên Facebook cá nhân: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước, thì cũng đáng lắm chớ!”.

Đành rằng, quyết định của ông Lương Hữu Phước có phần nông nổi, nhưng quyết định ấy cũng là dấu hiệu tuyệt vọng của một con người về công lý.  

Tại buổi họp báo xung quanh cái chết đau đớn của ông Lương Hữu Phước, Thẩm phán Lê Hồng Hạnh - Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm cho rằng hội đồng xét xử đã làm đúng chức phận, và nhấn mạnh: “Chúng tôi là những người làm pháp luật nên nhận thức được yêu cầu đầu tiên là phải thượng tôn pháp luật, phải bảo vệ bằng được quyền con người, quyền công dân”.

Có thể bà Lê Hồng Hạnh và các đồng sự đã làm đúng chức phận, nhưng chưa chắc đã làm đủ trách nhiệm của những người đại diện pháp luật. Sinh mạng là thứ quý giá nhất, một bị cáo chọn cái chết bẽ bàng thay vì chọn chấp hành bản án, thì có lẽ vẫn còn vướng mắc đáng suy tư, đáng âu lo, đáng xót xa.

Một phán quyết phải chặt chẽ về lý và khoan dung về tình, thì mới đạt được giá trị trong sáng về đạo. Câu hỏi quan trọng nhất để kết thúc một bản án là “bị cáo có tâm phục khẩu phục không?”, chứ không phải “bị cáo đã nhận tội chưa?”, thì mới mong người khuất được an nghỉ và người sống được an lòng.

Công lý không thể phát huy tác dụng, khi bị cáo chối bỏ cuộc đời vì không tâm phục khẩu phục. Và những tiếng thở dài ở lại nhân gian day dứt khôn nguôi.    

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm