| Hotline: 0983.970.780

Bi kịch của hàng ngàn đứa trẻ sau vụ khủng bố 11/9

Thứ Năm 11/09/2008 , 19:18 (GMT+7)

Bảy năm trước đây, 3.000 em đã mất cha mẹ vì vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ.

Bảy năm trước đây, 3.000 em đã mất cha mẹ vì vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ. Rất nhiều tổ chức từ thiện của Mỹ hiện vẫn phải nỗ lực giúp các em đối phó và vượt qua nỗi đau mất mát của mình...

"Sau ngày 11/9, em ghét tất cả mọi người xung quanh, em chỉ nói: điên rồ!'', Erik Abrahamson, người có cha là William, đang làm việc trong tòa tháp đôi lúc vụ khủng bố xảy ra, kể lại. Cha Erik tử nạn khi em mới 11 tuổi  hiện em đang bắt đầu học đại học. Em cũng giống như mọi thanh thiếu niên Mỹ khác, áo phông đen, tóc nâu, có chút lúng túng, nhưng khi nói về ngày thảm kịch, em nghiến chặt hàm răng...

 

Hình ảnh này là nỗi kinh hoàng của nhiều người Mỹ


“Em từng ghét tất cả mọi người, ghét cách họ nhìn em, ghét mọi thứ. Chỉ mới bắt đầu từ năm nay, em mới thực sự kiềm chế được những gì xảy ra trong quá khứ. Em đã thay đổi", Erik nói.

Cha của Brielle Saracini, Victor, là phi công trên chiếc máy bay Boeing 767 bị không tặc. Chiếc máy bay của hãng hàng không United Airlines này đã lao vào tháp phía bắc 7 năm trước. Bây giờ, Saracini 17 tuổi, là một nữ sinh xinh xắn, ăn nói lưu loát.

Em phát hiện ra không còn nhớ rõ về khuôn mặt người cha. "Một số ký ức của em đang biến mất, và em sợ điều đó. Em nhớ nhất giọng nói của cha, vì nó luôn ở bên tai em. Cha nói, Victor đây, cha sẽ trở về với con sớm nhất khi có thể". Brielle dừng lại và nhìn xa xăm rồi bảo: "Đôi khi em thực sự buồn chán vì cha không trở về. Em đã phải mất rất nhiều năm để hiểu điều này".

Gần 3.000 em dưới 18 tuổi đã mất cha (mẹ) trong vụ khủng bố 11/9/2001. Độ tuổi trung bình của "trẻ 11/9" khi tòa tháp đôi đổ sụp là 9 tuổi, nhưng một số em trong đó còn rất nhỏ, thậm chí chưa chào đời. Trong hậu thảm kịch ấy, rất nhiều tổ chức đã đề nghị trợ giúp cho các em, từ tư vấn tới các bài học âm nhạc, tổ chức trại hè, cấp học bổng, liệu pháp tâm lý... Nhưng, bảy năm sau, sức "chịu đựng 11/9" đã suy giảm, các quỹ tài trợ "khô dần" cùng với sự đồng cảm chia sẻ từ các gia đình, bạn bè.

Theo Terry Grace Sears, người tham gia chương trình trại hè và tư vấn cho trẻ em 11/9 thì, có nhiều em quá nhỏ và không thể hiểu nổi sự mất mát của mình, một số em thì khẳng định đủ vững vàng để tồn tại và kiềm chế nỗi đau. Và giờ đây, những thách thức mới của thế hệ trẻ em 11/9 lại xuất hiện, đó là cha (mẹ) còn sống bắt đầu nghĩ tới việc tái hôn, tạo lập một cuộc sống gia đình mới.  Với một số em là lại là nỗi đau chia ly khi người cha, người mẹ còn sống gửi các em tới nhà ông bà.

Trong dịp kỷ niệm tròn 7 năm sự kiện 11/9, cảm xúc lại ùa về với các nạn nhân trẻ, từ tức giận, đau đớn đến khiếp sợ kinh hoàng.

“Cái chết của cha, hình ảnh vụ khủng bố lúc nào cũng lẩn khuất bên em, mỗi khi nhìn vào đó, em lại thấy trái tim tan vỡ. Bạn không thể thoát ra khỏi đó, dù đi tới bất cứ nơi đâu", Amy Gardner, 16 tuổi, người tham gia cuộc phỏng vấn với Erik và Brielle, cũng đồng tình như vậy. Cha em là một trong số 343 lính cứu hỏa và nhân viên y tế New York thiệt mạng trong vụ 11/9.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tỉ lệ các em trong số trẻ mất người thân vụ khủng bố năm 2001 mắc chứng bệnh về tâm thần nhiều gấp đôi so với thông thường. Những nhà nghiên cứu tại Trường y khoa Weill Cornell ở New York đã tìm hiểu nghiên cứu 45 "trẻ 11/9". Kết quả cho thấy, hơn 50% có biểu hiện rối loạn tâm thần, 1/3 mắc chứng stress, trầm cảm thất vọng là vấn đề phổ biến...

Những năm trôi qua, theo gia đình các nạn nhân Mỹ vụ 11/9, sự ủng hộ từ người thân đã cạn dần hay thậm chí không còn, vì đơn giản là "họ có cuộc sống của họ". Cuộc thăm dò với 110 gia đình do Trung tâm gia đình Trung tâm Thương mại thế giới (WTCFC) tiến hành cho thấy, 1/4 trong số này nhận được rất ít (hoặc không có) sự hỗ trợ từ gia đình, bè bạn.

WTCFC cũng buộc phải khép kín cánh cửa với các gia đình nạn nhân 11/9. Trung tâm này đã có nhiều cơ sở tư vấn, nhóm hỗ trợ cho hơn 6.000 gia đình nhưng đã phải ngừng hoạt động vì thiếu quỹ.

Tổ chức từ thiện Trẻ em Thứ ba, nơi có thành viên trẻ tuổi nhất là 6 tuổi cũng buộc phải cắt giảm nhân viên khi công quỹ sụt dần. Carmine Calzonetti, phụ trách tổ chức nói: "Mọi người có thể cảm giác sự kiện 11/9 đã qua đi, nhưng với các trẻ em có cha (mẹ) tử nạn trong vụ khủng bố này, ảnh hưởng và hậu quả của nó không bao giờ biến mất".

Tôi đã mất 37 người bạn

Thứ Năm này đánh dấu bảy năm vụ khủng bố 11/9. Với Dona Garcia, người chứng kiến thảm kịch, ngày ấy sẽ không bao giờ quên. Cô đã mất 37 người bạn, người thân... Garcia nói: "Tôi đã mất 37 người bạn, người thân tại Trung tâm Thương mại thế giới. Tôi đã nhìn thấy tòa nhà đổ sụp". Sống ở New York, ngày 11/9/2001, Garcia đang trên đường tới dự bữa tiệc đoàn tụ với bạn bè và người thân tổ chức ở tòa tháp đôi. Cô đến muộn.

Không ai trong nhà hàng tổ chức bữa tiệc ngày ấy còn sống. Cơn ác mộng thường xuyên đến với Garcia, với tràn đầy cảm xúc của tức giận, hoài nghi. "Thật không dễ dàng, nó là một cuộc vật lộn về tinh thần. Tôi luôn tự hỏi, tại sao Chúa để điều này xảy ra".

Cô nói tiếp: "Tôi hiểu rằng cuộc sống quá ngắn ngủi, rằng không bao giờ bạn biết điều gì sẽ xảy ra, và mỗi khoảnh khắc sống là đáng trân trọng thế nào. Vì vậy, hãy đối xử tốt với người khác!".

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm