| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết tạo ra trái vú sữa hoàng kim thơm ngọt của lão nông U70

Thứ Bảy 02/11/2024 , 14:15 (GMT+7)

SƠN LA Lão nông 67 tuổi trú tại xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tìm hướng đi mới từ việc phát triển cây vú sữa hoàng kim, bước đầu đem lại hiệu quả.

Ông Tuấn bước đầu thành công với vườn trồng vú sữa hoàng kim của mình. Ảnh: Đức Bình.

Ông Tuấn bước đầu thành công với vườn trồng vú sữa hoàng kim của mình. Ảnh: Đức Bình.

Vú sữa hoàng kim, loại trái cây độc đáo với màu vàng óng và hương vị ngọt mát, đang dần trở thành lựa chọn canh tác triển vọng của nhiều hộ nông dân. Một trong những người tiên phong trồng vú sữa hoàng kim tại Sơn La là ông Đặng Quốc Tuấn, sinh năm 1959.

Vào đầu năm 2021, ông Tuấn quyết định đầu tư vào loại cây trồng mới, bắt đầu với số lượng 400 cây giống trên diện tích 1ha đất của gia đình. Hành trình trồng cây vú sữa hoàng kim của ông Tuấn đã mang lại nhiều bài học quý giá và giúp ông phát triển một mô hình canh tác bền vững.

Khi bắt đầu, ông Tuấn vẫn còn nhiều trăn trở về loại cây vú sữa hoàng kim. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và được nghe tư vấn, ông nhận thấy điểm đặc biệt của giống vú sữa này là mẫu mã đẹp, vị ngọt mát, và có thể rải vụ quanh năm. Người trồng có thể thu hoạch thường xuyên, không lo mất mùa do thời tiết thất thường.

Giống vú sữa hoàng kim đượng ông Tuấn trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha, mật độ trồng 4m2/cây. Để giảm thiểu rủi ro, ông Tuấn còn trồng xen một số cây na dứa, giúp tối ưu hóa không gian canh tác và cải thiện năng suất.

Bể ông Tuấn sử dụng để ủ phân vi sinh, trước khi đem ra tưới cho cây trồng. Ảnh: Đức Bình.

Bể ông Tuấn sử dụng để ủ phân vi sinh, trước khi đem ra tưới cho cây trồng. Ảnh: Đức Bình.

Ông Tuấn luôn tin tưởng vào việc canh tác theo hướng hữu cơ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho đất và chất lượng quả sạch. Để chăm sóc vườn cây, ông sử dụng nước thải cà phê đã được xử lý vi sinh đạt độ pH 6%, qua hướng dẫn của một người bạn học chuyên ngành vi sinh môi trường. Ông đã đầu tư bể chứa nước dung tích 50 khối để pha hỗn hợp phân vi sinh, cung cấp dinh dưỡng tự nhiên cho cây.

Quy trình chăm sóc vi sinh rất kỳ công, chu kỳ 20 ngày một lần, ông Tuấn sử dụng đường phên đỏ và các túi dinh dưỡng để pha với hợp chất vi sinh. Ngoài ra, hoa quả tươi bị hỏng, phân chuồng và phân lợn được ủ cùng trong bể, tạo thành nguồn phân bón chất lượng, giúp cây phát triển bền vững mà không phụ thuộc vào hóa chất.

Thảm cỏ tự nhiên có tác dụng làm lớp đệm cho cây trồng. Ảnh: Đức Bình 

Thảm cỏ tự nhiên có tác dụng làm lớp đệm cho cây trồng. Ảnh: Đức Bình 

“Cỏ quý vô cùng!”, ông Tuấn khẳng định. Cỏ trong vườn được giữ lại và chỉ cắt khi cao từ 30 - 40cm, sau đó phủ xuống gốc cây để tạo lớp đệm giữ ẩm và dưỡng chất cho đất. Khi lớp cỏ này mục dần, chúng cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên, đồng thời giúp kiểm soát nấm bệnh dưới đất - đối tượng gây hại mà cây trồng thường phải đối mặt.

Chăm sóc cây vú sữa hoàng kim không đòi hỏi nhiều công sức, theo kinh nghiệm của ông Tuấn, để cây vững chắc và phát triển bền vững, gốc cây cần được bồi dưỡng cẩn thận. Vú sữa hoàng kim có cành khá yếu, dễ gãy, nhưng sau khoảng 2 tháng, cành sẽ tự mọc lại.

Cuối tháng 12 hàng năm, ông bổ sung phân chuồng hoai mục quanh gốc cây để giúp cây phục hồi sau mùa thu hoạch và chuẩn bị cho lứa trái mới. Rệp sáp là mối lo ngại duy nhất với loại cây này. Để phòng bệnh, vào đầu mùa xuân và mùa mưa, ông phun thuốc chống rệp sáp và bọc quả để bảo vệ. Quả non được bọc lớp xốp bên trong và túi nilon bên ngoài, giúp bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường và đảm bảo chất lượng quả.

Trong năm 2023, vườn vú sữa của ông Tuấn thu bói, đạt năng suất 20kg mỗi cây, khoảng 70 quả/cây, bán với giá 80.000 đồng/kg, lãi gần 100 triệu đồng. Năm nay, giá có phần giảm xuống còn 50.000 đồng/kg, nhưng sản lượng trung bình mỗi cây đã tăng lên 50kg.

Hiện tại, sản phẩm vú sữa do ông Tuấn sản xuất đã góp mặt tại các siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh Sơn La. Đây là kết quả đáng khích lệ, cho thấy hiệu quả từ phương pháp canh tác hữu cơ và quy trình chăm sóc khoa học. Trong tương lai, ông Tuấn sẽ tiếp tục nhập thêm giống và mở rộng quy mô lên 5ha, khẳng định tiềm năng phát triển lớn từ loại cây này tại Sơn La.

Xem thêm
Tăng năng suất, chất lượng bò thịt bằng nguồn giống và công nghệ

TP. HCM Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, ngành chăn nuôi chú trọng tăng chất lượng, sản lượng đàn bò thịt trong thời gian tới nhằm đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mục tiêu 50 tỷ con tôm giống chất lượng cao trong tầm tay

NINH THUẬN Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Ninh Thuận sản xuất được hơn 33 tỷ con tôm giống, phấn đấu từ nay đến cuối năm đạt 44 tỷ con theo kế hoạch.

Khuyến nông cộng đồng kết nối phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững

HẬU GIANG Khuyến nông cộng đồng là lực lượng nòng cốt, đồng thời là cánh tay đặc lực kết nối doanh nghiệp với tổ chức nông dân phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.

Bình luận mới nhất