| Hotline: 0983.970.780

Nông dân trồng cây ăn quả chọn giống có gốc ghép nhỏ

Thứ Ba 31/12/2024 , 05:47 (GMT+7)

Bến Tre Nông dân trồng cây ăn quả rất quan tâm chọn cây giống được ghép trên gốc thực sinh bởi cây giống có sức sống mạnh mẽ tương tự cây mọc tự nhiên.

Ông Nguyễn Thanh Sơn giới thiệu cây mít Indo được ghép từ gốc thực sinh. Ảnh: Kiều Nhi.

Ông Nguyễn Thanh Sơn giới thiệu cây mít Indo được ghép từ gốc thực sinh. Ảnh: Kiều Nhi.

Nhà vườn Nguyễn Thanh Sơn ở xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre được biết đến qua nhiều giống cây ăn trái ngon được chính ông chọn lọc và lai tạo, như xoài tứ quý, xoài hạt lép, mít, bơ, nhãn hạt lép với thương hiệu Thanh Sơn.

Bên cạnh nghiên cứu giống mới, gần đây ông còn dành tâm huyết nâng cao chất lượng cây giống của cơ sở mình qua việc chọn gốc ghép sao cho thích hợp với từng vùng đất, kích cỡ gốc ghép và cách ươm gốc ghép trong bầu.

Gốc ghép được cơ sở của ông lựa chọn và ươm trong bầu có bộ rễ nguyên thủy (gốc thực sinh, gốc nhớt theo cách gọi địa phương) được ương từ hạt khỏe (có rễ cái, rễ cám) mà không phải được bứng lên từ đất. Bởi khi bứng lên từ đất, đa số sẽ bị đứt rễ cọc (rễ chuột, rễ cái) cây giống sẽ khó phát triển. Về sau, cây dễ mắc bệnh do vết thương ở rễ hay dễ đổ ngã khi bộ rễ không được hoàn thiện trở lại. Ngoài ra, tuổi thọ của cây bị giảm do thiếu rễ, dinh dưỡng không được hấp thu đầy đủ.

Với cách chọn gốc ghép như ông Sơn đang áp dụng, rõ ràng đã hạn chế những nhược điểm vừa nêu. Qua nhiều năm theo dõi ông Sơn nhận thấy, cây phát triển khỏe, sức sống cao hơn cây ghép trên gốc bứng (bị đứt rễ cọc) trong khi thời gian cho trái cũng tương tự nhau.

Bên phải là gốc ghép thực sinh được ươm trong bầu còn đầy đủ bộ rễ. Bên trái là gốc ghép được bứng lên đứt rễ chuột, rễ cám. Ảnh: Kiều Nhi.

Bên phải là gốc ghép thực sinh được ươm trong bầu còn đầy đủ bộ rễ. Bên trái là gốc ghép được bứng lên đứt rễ chuột, rễ cám. Ảnh: Kiều Nhi.

Ông Võ Công Trận ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là một trong những nông dân thấy được lợi ích của cây giống được ghép trên gốc thực sinh. Ông trồng được 300 cây mít Thanh Sơn (mít ruột cam) với gốc ghép thực sinh, sau 3 tháng cây lớn nhanh, không bị đổ ngã. Sau khoảng 15 tháng đã xử lý ra bông, đến nay cây vừa tròn 18 tháng, đang có trái to bằng cùm tay. Hiện nay, ông cũng mua thêm cho người thân quen gần nhà 400 cây mít giống có gốc ghép thực sinh để trồng.

“Đúng ra là 24 tháng anh Sơn mới cho làm nụ nhưng mình trồng đạt nên làm sớm. Hiện anh Sơn cũng bao tiêu trái mít cho tôi theo giá thị trường nên rất yên tâm”, ông Võ Công Trận nói.

Ông Võ Công Trận trồng mít Thanh Sơn từ cây ghép gốc thực sinh, có trái sau 15 tháng. Ảnh: Kiều Nhi.

Ông Võ Công Trận trồng mít Thanh Sơn từ cây ghép gốc thực sinh, có trái sau 15 tháng. Ảnh: Kiều Nhi.

Thực tế, qua quan sát của chúng tôi, ở nhiều nơi sản xuất cây giống gốc ghép khi bứng từ đất lên có bầu đất rất nhỏ, gốc thì to, rễ cọc, rễ con bị đứt khá nhiều. Thời gian đầu, cây giống vẫn phát triển khá tốt do dinh dưỡng còn trong thân, tuy nhiên thời gian sau cây chậm lớn hơn so với cây ghép trên gốc thực sinh vì phải mất thời gian để cây hồi phục bộ rễ. Đó là chưa kể ở nhiều nơi người dân chưa biết cách trồng nên dẫn đến rễ cây bị các nấm bệnh như phhytopthora, tuyến trùng tấn công gây thối rễ, chết non. Để khắc phục vấn đề này, nhà vườn nên chọn cây giống có gốc ghép thực sinh ươm trong bầu.

Cây ghép từ gốc bứng dễ bệnh, chậm phát triển. Ảnh: Kiều Nhi.

Cây ghép từ gốc bứng dễ bệnh, chậm phát triển. Ảnh: Kiều Nhi.

Theo tiến sĩ Hồ Thiệt, nhà khoa học đất từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, cần phải có tiêu chuẩn quy định cụ thể về gốc ghép. Trong đó, quy định rõ vị trí ghép trên thân, đường kính bầu đất, độ sâu bầu bứng và hướng dẫn cụ thể cách trồng từng loại cây giống cho từng vùng đất khác nhau.

Cách làm của ông Nguyễn Thanh Sơn là cách làm có tư duy khoa học đúng đắn, giúp người nông dân biết cách chọn cây giống phù hợp, cũng như các nhà làm cây giống ở Chợ Lách quan tâm hơn nữa đối với việc nâng cao chất lượng cây giống.

Xem thêm
Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông

Tiền Giang Sau nhiều năm nuôi trên vùng đất mặn Tân Phú Đông, vịt biển có khả năng uống nước có độ mặn dưới 19 phần ngàn.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Nông dân Bình Định chật vật với vụ đông xuân

Từ ngày 10/12 đến nay Bình Định không ngớt mưa, đúng lúc nông dân gieo sạ vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều người sạ đến lần thứ 3 vẫn còn nơm nớp lo mất giống…

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.