| Hotline: 0983.970.780

Mất kế sinh nhai vì kênh thoát nước khu công nghiệp

Thứ Tư 29/03/2023 , 09:51 (GMT+7)

Để làm kênh thoát nước khu công nghiệp Rạng Đông có chiều dài khoảng 2,5km, rộng khoảng 50m, gần 100ha đầm nuôi thủy sản đã bị thu hồi.

Nam Định 'đổi thủy sản lấy công nghiệp': [Bài 1] Thu hồi trắng gần 100ha đầm bãi làm kênh thoát nước khu công nghiệp

Ngày 19/12/2018, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896. Thế nhưng chỉ sau 2 năm, ngày 10/7/2020, tỉnh Nam Định tiếp tục ban hành QĐ số 1645 về việc chấm dứt hiệu lực thi hành Quy hoạch nói trên. Người thay mặt UBND tỉnh ký ban hành cả hai Quyết định trên là ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.

Hàng chục hộ dân xã Nghĩa Lợi bất ngờ bị đơn phương thanh lý hợp đồng, thu hồi hơn 100ha đầm bãi nuôi trồng thủy hải sản để làm đường kênh thoát nước từ khu công nghiệp Rạng Đông AURORA đổ ra biển. Ảnh: HB

Hàng chục hộ dân xã Nghĩa Lợi bất ngờ bị đơn phương thanh lý hợp đồng, thu hồi hơn 100ha đầm bãi nuôi trồng thủy hải sản để làm đường kênh thoát nước từ khu công nghiệp Rạng Đông AURORA đổ ra biển. Ảnh: HB

Điều này đã đẩy hàng trăm hộ dân nuôi trồng thủy hải sản rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, bởi họ đã đầu tư hầu hết vốn liếng vào khai hoang vùng đầm phá, biến những vùng đất hoang hóa thành những đầm bãi trù phú cũng như góp công sức vào bảo vệ rừng phòng hộ ven biển chống biến đổi khí hậu.

Ngày 30/6/2022, hàng chục hộ dân xã Nghĩa Lợi bất ngờ nhận được Thông báo của UBND xã về việc đơn phương thanh lý hợp đồng thuê đất nuôi ngao vạng, nuôi trồng thuỷ hải sản trên địa bàn, buộc phải hoàn trả lại mặt bằng và không được đền bù.

Quyết định số 2009 của UBND tỉnh Nam Định thu hồi hơn 114ha đất đầm bãi, đất rừng phòng hộ... để xây dựng Kênh thoát nước KCN.

Quyết định số 2009 của UBND tỉnh Nam Định thu hồi hơn 114ha đất đầm bãi, đất rừng phòng hộ... để xây dựng Kênh thoát nước KCN.

Ông Vũ Đình Phú, xã Nghĩa Lợi một trong số những hộ dân nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN rạng Đông.

Ông Vũ Đình Phú, xã Nghĩa Lợi một trong số những hộ dân nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN rạng Đông.

Không chỉ xã Nghĩa Lợi mà nhiều xã ven biển khác trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng cũng rơi vào cảnh ngộ bị thu hồi đầm bãi để phục vụ khu công nghiệp.

Hơn 90ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản bị thu hồi không đền bù.

Hơn 90ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản bị thu hồi không đền bù.

 
Không riêng xã Nghĩa Lợi, nhiều xã ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng như Phúc Thắng, Nam Điền, Nghĩa Thắng…, hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ sản khác cùng chung cảnh ngộ.

Không riêng xã Nghĩa Lợi, nhiều xã ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng như Phúc Thắng, Nam Điền, Nghĩa Thắng…, hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ sản khác cùng chung cảnh ngộ.

Nhiều hộ dân các xã ven biển của Nghĩa Hưng rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi trót đầu tư hết vốn liếng vào đầu tư khu vực đầm bãi nuôi trồng thủy hải sản theo Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896 ngày 19/12/2018. Nay bị thu hồi đất để phục vụ khu công nghiệp. 

Nhiều hộ dân các xã ven biển của Nghĩa Hưng rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi trót đầu tư hết vốn liếng vào đầu tư khu vực đầm bãi nuôi trồng thủy hải sản theo Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896 ngày 19/12/2018. Nay bị thu hồi đất để phục vụ khu công nghiệp. 

Vị trí xây dựng Kênh thoát nước KCN Rạng Đông (cắm cọc) đi qua đầm nuôi thuỷ sản của hộ dân và hơn 7.000m2 rừng phòng hộ phải chuyển đổi.

Vị trí xây dựng Kênh thoát nước KCN Rạng Đông (cắm cọc) đi qua đầm nuôi thuỷ sản của hộ dân và hơn 7.000m2 rừng phòng hộ phải chuyển đổi.

Theo thiết kế, Kênh thoát nước KCN có chiều rộng 50 mét, chiều dài khoảng 2,5km nối từ KCN đi qua thân đê, đi qua đầm nuôi ngao, tôm của một hộ dân xã Nghĩa Lợi, sau đó đến biển.

Theo thiết kế, Kênh thoát nước KCN có chiều rộng 50 mét, chiều dài khoảng 2,5km nối từ KCN đi qua thân đê, đi qua đầm nuôi ngao, tôm của một hộ dân xã Nghĩa Lợi, sau đó đến biển.

Theo tính toán của người dân, với thiết kế chiều rộng 50m, dài 2.500m, tuyến Kênh thoát nước thải này chỉ chiếm 125.000m2, tương đương 12,5ha.

Theo tính toán của người dân, với thiết kế chiều rộng 50m, dài 2.500m, tuyến Kênh thoát nước thải này chỉ chiếm 125.000m2, tương đương 12,5ha.

Trong khi đó, tổng diện tích đất thu hồi gần 114,8ha (trong đó có hơn 90,8ha đất nuôi trồng thuỷ sản; 7.652m2 đất rừng phòng hộ) theo QĐ số 2009 sẽ dư thừa hơn 100ha. 

Trong khi đó, tổng diện tích đất thu hồi gần 114,8ha (trong đó có hơn 90,8ha đất nuôi trồng thuỷ sản; 7.652m2 đất rừng phòng hộ) theo QĐ số 2009 sẽ dư thừa hơn 100ha. 

Người dân cùng chính quyền địa phương đã có kiến nghị trong các cuộc họp với chủ đầu tư về việc tận dụng đường kênh đào sẵn có của nông trường Rạng Đông trước kia để làm kênh thoát nước để tránh phải thu hồi khu vực nuôi trồng thủy hải sản nhưng cũng không được chấp thuận. 

Người dân cùng chính quyền địa phương đã có kiến nghị trong các cuộc họp với chủ đầu tư về việc tận dụng đường kênh đào sẵn có của nông trường Rạng Đông trước kia để làm kênh thoát nước để tránh phải thu hồi khu vực nuôi trồng thủy hải sản nhưng cũng không được chấp thuận. 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.