| Hotline: 0983.970.780

Bí tiền vì… bí đao

Thứ Năm 21/04/2011 , 11:02 (GMT+7)

Cơm trưa xong, vừa ngả cái lưng thì cái chuông điện thoại di động của tôi lại réo như ve gọi hè. Đầu dây bên kia, bà cô họ tôi than phiền: “Con bé lớn ở Nha Trang cứ gọi về xin tiền nộp học phí và lo chuyện ăn ở mà vợ chồng cô chẳng biết lấy chi đưa. Nếu con có dành dụm được chút đỉnh thì cho cô mượn đỡ khoảng 2 triệu đồng. Vài bữa nữa, bán bầy heo choai, cô sẽ trả lại”.

Cuối tuần rồi, tôi tranh thủ nhảy xe buýt về quê nội để giúp cô qua cơn túng ngặt. Cầm mấy tờ giấy bạc trên tay, giọng cô tôi đầy mỏi mệt: “Khổ hết biết, cả 3 sào lúa ở ngoài đồng đều không ngậm sữa. Trồng được giàn bí đao thì chỉ lèo tèo vài trái. Nhà nông mà, hễ mất mùa là chẳng biết lấy chi xoay sở”.

Thấy xung quanh người ta làm bí đao trúng quá, đầu vụ đông xuân này, cô tôi quyết định chuyển sào đất màu lâu nay chuyên canh bắp lai không hiệu quả sang trồng loại cây ấy. Để có chỗ cho bí leo, vợ chồng cô vội vã bán gần 2 ghè lúa rồi ôm tiền đi khắp nơi hỏi mua tre về dựng giàn. Nhờ đất đai màu mỡ, lại cần mẫn chăm sóc, gốc bí nào cũng to tròn, ngọn vươn cao, xanh mướt. Nhưng khổ thay, đúng vào thời điểm giàn bí ra hoa rộ thì trời mưa dầm dề, lạnh tái tê khiến quá trình thụ phấn không thể thực hiện được, dẫn đến tỷ lệ đậu quả rất thấp.

Nhìn giàn bí lưa thưa trái với vẻ mặt buồn thiu, bà cô họ của tôi lắc đầu: “Bây giờ, nếu hái toàn bộ số quả đem ra chợ bán thì cao tay lắm thu về chừng 1 triệu đồng. Trong khi đó, tiền mua tre, hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã tốn không dưới 4 triệu đồng. Lỗ te tua xác mướp rồi, con ơi”.

Ở vùng đất Duy Xuyên (Quảng Nam) này, đâu riêng gì cô tôi ôm nỗi sầu muộn đó. Hàng trăm hộ nông dân khác trên địa bàn huyện cũng đang lao đao vì… bí đao. Sau Tết Tân Mão, thấy 2 sào bí sinh trưởng và phát triển rất tốt, vợ chồng anh Năm Duy An mừng như phất cờ trong bụng. Đêm nằm, chồng bảo với vợ, thu hoạch xong vụ bí, chắc chắn mức lãi ròng đạt khoảng 35 triệu đồng. Ngần ấy tiền sẽ thừa sức sửa lại cái nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.

 Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Giữa tháng 3 dương lịch, không khí lạnh bất ngờ ập tới, mưa và rét đậm kéo dài làm cho những quả bí non bị thối rồi rụng hàng loạt. Vậy là, không chỉ cái ước mơ có được căn nhà cứng cáp để ở tan tành theo mây khói mà 10 triệu đồng vốn đầu tư anh Năm bỏ ra nhiều khả năng cũng sẽ bị thâm hụt ít nhất hai phần ba.

Hôm qua, lang thang khắp miền đất trĩu nặng phù sa của huyện Đại Lộc, đâu tôi cũng bắt gặp cái cảnh nông dân khoanh tay đứng nhìn những giàn bí đao… siêu lá. Đông xuân năm ngoái, thím Sáu Đại Hòa làm tổng cộng 3 sào bí đao chanh. Nhờ thời tiết thuận lợi, chú tâm chăm sóc, vợ chồng người nông dân ngoài 50 tuổi này thu về hơn 7 tấn quả. Với giá bán ngay tại ruộng bình quân mỗi ký 8-9 nghìn đồng, kết thúc vụ thím Sáu bỏ túi không dưới 60 triệu đồng.

Thấy ngon ăn, năm nay, vợ chồng thím Sáu Đại Hòa nâng diện tích trồng bí đao lên gấp đôi, những mong kiếm thêm bộn tiền. Nào ngờ, lần này vận may đã không tìm đến với họ. Giọng thím Sáu buồn rười rượi: “Nhà báo ơi, ông trời hại tui rồi. Mưa lạnh triền miên khiến giàn bí nào cũng rất ít quả. Kiểu ni, vốn cũng lỗ nặng chứ nói chi đến chuyện lãi lời”.

Không chỉ hai địa phương vừa nêu, theo thông tin tôi vừa có được, hiện nay tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn hơn 200 hécta đất chuyên canh bí đao khác cũng bị giảm năng suất nghiêm trọng. Mất mùa bí đao, nông dân xứ Quảng thực sự… bí tiền.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm