| Hotline: 0983.970.780

Biến chất thải chế biến sắn thành phân hữu cơ

Thứ Tư 10/11/2021 , 10:00 (GMT+7)

BÌNH PHƯỚC Nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các nhà máy chế biến tinh bột sắn có thể trở thành nguồn phân hữu cơ quý giá nhờ công nghệ xử lý men vi sinh.

Bình Phước được xem là tỉnh nông nghiệp, vì thế, việc tạo ra nguồn phân bón hữu cơ vi sinh có chất lượng cao để khắc phục sự thiếu hụt phân bón sẽ giúp nông dân đẩy mạnh tăng năng suất và chất lượng nông sản. 

Canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Vì thế, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH-CN) tỉnh Bình Phước đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng KH-CN sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn (mì)”. Dự án đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chung tay với địa phương hướng đến nền nông nghiệp sạch, bền vững.

Thạc sỹ nông nghiệp Trịnh Kiều Dung, chủ nhiệm dự án cho biết, thời điểm nghiên cứu vào năm 2018, địa phương có trên 450.000 ha cây trồng, trong đó gần 18.000 ha trồng cây lương thực có hạt, 483 ha cây công nghiệp hàng năm, trên 7.400 ha cây ăn trái; trên 398.000 ha cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, sắn (mì).

Theo đánh giá điều tra thổ nhưỡng, quá trình thâm canh tăng năng suất, do sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc BVTV tại địa phương đã khiến đất bị thoái hóa, chai cứng, các vi sinh vật có ích rất khó phát triển.

Để duy trì phát triển bền vững, mỗi ha cây trồng ngoài lượng phân chuồng và phân vô cơ, còn cần khoảng 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, nhằm cải tạo bổ sung mùn hữu cơ và các chủng vi sinh vật hữu ích cho đất. Toàn tỉnh chỉ có 3 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhưng công suất nhỏ (khoảng 20.000 tấn/năm). Như vậy, lượng phân hữu cơ vi sinh còn thiếu khoảng trên 429.000 tấn/năm.

Phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ chất thải chế biến sắn được nông dân ứng dụng rộng rãi ra sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ chất thải chế biến sắn được nông dân ứng dụng rộng rãi ra sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 6 nhà máy chế biến tinh bột sắn đang hoạt động, công suất từ 400 - 1.800 tấn/ngày. Tính bình quân thời gian hoạt động của các nhà máy khoảng 180 ngày/năm thì lượng chất thải rắn thải ra hằng năm khoảng 63.000 tấn và lượng bùn thải từ các hồ sinh học khoảng 60.000 tấn/năm.

“Đây là các nguồn chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng vì chứa các chất hữu cơ, xianua, H2S và vi khuẩn gây hại. Nếu có thể sử dụng nguồn bã thải này làm phân hữu cơ vi sinh thì không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường”, Thạc sĩ Dung chia sẻ.

Xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội, các vấn đề tồn tại và điều kiện tại địa phương, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh đề xuất và được Bộ KH-CN phê duyệt triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng KH-CN sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Bình Phước”.

Đoàn công tác Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bình Phước kiểm tra năng lực sản xuất của đơn vị phối hợp sản xuất chế phẩm sinh học. Ảnh: Trần Trung.

Đoàn công tác Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bình Phước kiểm tra năng lực sản xuất của đơn vị phối hợp sản xuất chế phẩm sinh học. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, công nghệ áp dụng trong dự án do Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (thuộc Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) trực tiếp chuyển giao. Đây là kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án cấp Quốc gia.

Thực hiện dự án, xưởng sản xuất dịch men vi sinh đã được xây dựng với hệ thống thiết bị sản xuất dịch men vi sinh 3 cấp liên hoàn, có chế độ gia nhiệt, ổn nhiệt tự động gắn liền với hệ thống lọc rửa khí, nén khí lưu lượng 140 - 160 lít/phút.

Bộ lọc loại được vi khuẩn trong quá trình cung cấp ôxy cho các bình lên men, tạo ra dịch men vi sinh có độ thuần chủng cao (108 - 109 CFU/ml). Xưởng sản xuất dịch men vi sinh của dự án có khả năng xử lý 100 tấn chất thải của nhà máy tinh bột sắn/ngày, chuyển hóa chất thải thành phân hữu cơ có dưỡng chất cao cung cấp cho Nhà máy Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil Bình Phước.

Cùng với hệ thống thiết bị sản xuất dịch men vi sinh tự động, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên còn cung cấp 8 chủng giống vi sinh vật để đơn vị chủ trì hoàn toàn chủ động trong sản xuất. 8 chủng vi sinh vật này được sản xuất dịch men vi sinh vật trên thiết bị riêng biệt.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm