| Hotline: 0983.970.780

Biển Hồ kêu cứu

Thứ Hai 16/03/2020 , 14:12 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu, đập thủy điện và nạn đánh bắt cá bất hợp pháp đe dọa Biển Hồ kéo theo hàng triệu người dân hạ nguồn sông Mekong mất sinh kế truyền đời.

Ngư dân làng chài Chong Khneas đánh bắt cá trên Biển Hồ hồi năm ngoái. Ảnh: New York Times

Ngư dân làng chài Chong Khneas đánh bắt cá trên Biển Hồ hồi năm ngoái. Ảnh: New York Times

Báo động

Nữ ký giả Abby Seiff của tờ New York Times, nhà báo từng nhiều lần tới Biển Hồ (Tonle Sap) ở cuối nguồn sông Mekong (Campuchia) và ghi lại những thay đổi đáng báo động.  

“Khi tôi tới Campuchia lần đầu tiên và gặp Ly Heng vào tháng 5 năm 2016, cả cánh rừng phía sau nhà anh vẫn còn cháy âm ỉ sau đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ xảy ra ở Đông Nam Á.  Nhà anh Heng nằm dọc theo một con sông nhỏ phía thượng Biển Hồ, nơi được gìn giữ khá tốt để duy trì sự đa dạng sinh học. Ở tuổi 45, anh Heng cho biết, chưa từng thấy cháy rừng ở đây và cũng chưa bao giờ thấy mực nước Biển Hồ xuống thấp như vậy”, bài báo viết.

Bản đồ Biển Hồ, màu xanh thẫm mô tả hiện trạng nước hồ, màu xanh nhạt là vùng có thể bị ngập vào mùa mưa. Đồ họa: Globalnature.org

Bản đồ Biển Hồ, màu xanh thẫm mô tả hiện trạng nước hồ, màu xanh nhạt là vùng có thể bị ngập vào mùa mưa. Đồ họa: Globalnature.org

Biển Hồ không những là bể chứa nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á mà tại các vùng đất ngập nước của nó còn là nơi nương náu của nhiều loài động thực vật cực kỳ nguy cấp. Hệ trầm tích ở đây còn cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho mùa màng và đặc biệt là nghề cá Biển Hồ là một trong những mỏ đa dạng sinh học lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, chỉ hơn ba năm sau mọi thứ ở đây đều đã ở “điểm tới hạn” khi đang phải đối mặt với một đợt hạn hán còn tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do các đập thủy điện mọc lên như nấm ở phía thượng nguồn sông Mekong, khiến các các nhà hoạt động môi trường nhiều lần gióng lên các cảnh báo về viễn cảnh tồi tệ.

Nếu không có hành động sớm thì nguy cơ biến mất hệ sinh thái Biển Hồ đang được đếm ngược từng ngày, đẩy hàng triệu người Campuchia và các nước xung quanh mất đi sinh kế đã tồn tại nhiều thế kỷ.

Cũng giống như sông Mekong, Biển Hồ cùng lúc đang bị bao vây, bức tử bởi cả các vấn đề địa phương và toàn cầu. Trong những năm gần đây, cùng với các tác động của biến đổi khí hậu, nạn đánh bắt quá mức và việc xây dựng các đập thủy điện phía trên đã đe dọa xóa sổ Biển Hồ.

Thời gian qua, nhiều lần các nhà hoạt động môi trường và đại diện ngư dân đã đề nghị chính phủ Campuchia mạnh tay trấn áp hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp quy mô lớn tại các khu vực bảo tồn của hồ cũng như phản đối việc xây dựng các đập siêu lớn phía thượng nguồn và các nhánh của sông Mekong.

Biển Hồ tồn tại đến ngày nay là do được thụ hưởng một điều kiện thủy văn đặc biệt, được coi là hệ thống xung lũ một chiều, bắt nguồn từ một nhánh sông Tonle Sap từ sông Mekong xuống tới Biển Hồ và nguồn nước được đảo chiều hai lần mỗi năm. Vào mùa mưa, nước dâng lên ngập hồ và tăng diện tích trữ nước ngọt tới sáu lần so với mùa khô, rộng chừng 16.000 km vuông. Còn vào mùa khô, nước ở Biển Hồ lại chảy ngược ra đổ trở lại sông Mekong.

Sự dịch chuyển luồng lạch này cho phép cá tôm di cư và sinh sản cũng như mang theo chất dinh dưỡng lên xuống theo con nước. Ước tính mỗi năm có khoảng 500.000 tấn cá được đánh bắt từ Biển Hồ, chiếm giữ phần không nhỏ trong ngành thủy sản trị giá 2 tỷ USD và là nguồn cung cấp protein chính hầu hết người dân Campuchia .

Đánh đổi

Trong suốt mùa khô này, lượng mưa rất ít trong khi người dân phải hứng chịu  nhiều cơn bão mạnh khiến hàng ngàn người phải sơ tán. Mực nước trên dòng Mekong đã đạt đến cột mốc nghiệt ngã, xuống tới mức thấp nhất kể từ khi được theo dõi dữ liệu thủy văn.

Cha con một ngư dân Campuchia trên chiếc thuyền đánh cá nhỏ trên đoạn sông Mekong đổ vào Biển Hồ. Ảnh: AP

Cha con một ngư dân Campuchia trên chiếc thuyền đánh cá nhỏ trên đoạn sông Mekong đổ vào Biển Hồ. Ảnh: AP

Mực nước sông Mekong xuống thấp đã khiến nhịp sống của người dân ở Biển Hồ lay lắt. Theo các quan chức địa phương, con nước vào Biển Hồ năm nay có thể bị chậm lại khoảng hai tháng, hoặc thậm chí muộn hơn và có thể sẽ không đủ nước để có thể đảo chiều như thông lệ.

“Trong ba năm qua, tôi đã nhiều lần đến Biển Hồ để lập biểu đồ theo dõi các phương cách mà con người đối phó với những thay đổi này. Có hàng chục ngư dân đã than thở chung một vấn đề là: Cá ngày một nhỏ hơn, sản lượng đánh bắt suy giảm và không còn ai dám chắc Biển Hồ có còn như xưa?

Biển Hồ là “công trình tự nhiên” điều tiết nguồn nước vùng hạ lưu sông Mekong, giảm bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa và ngược lại vào mùa khô nó đảm bảo cung cấp cho khoảng 50% lượng nước ngọt cho vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Tôi đã đến thăm các gia đình có con gái bỏ quê đi làm khu công nghiệp ở Phnom Penh và những nhà có con trai trốn sang Thái Lan để làm thuê cho các trang trại. Tôi cũng đã gặp những ngư dân đang phải tiến gần đến các khu vực cấm đánh bắt hoặc sử dụng lưới mắt nhỏ hơn, bởi nếu không như vậy thì họ sẽ đói. Hầu như mọi người tôi gặp đều chìm trong nợ nần”, bà Abby cho hay.

Lần thứ hai, tôi đến tìm anh Ly Heng vào năm 2017, anh nói: “Sông nước đã gắn với chúng tôi nên khi nước xuống thấp, chúng tôi không kiếm được vì lấy đâu ra tôm cá. Nếu cứ thế này rồi không biết điều gì sẽ xảy ra?”

Sắp tới sẽ có thêm 11 con đập khác đã lên kế hoạch trên dòng chính ở vùng hạ lưu sông Mekong và 120 chiếc khác ở các nhánh con sông này. Nếu tất cả đều hoàn thành thì đến năm 2040, dự tính lượng cá đánh bắt sẽ giảm một nửa.

Hàng trăm con đập thủy điện lớn nhỏ phía thượng nguồn và các nhánh của Mekong khiến nguồn cá tôm bị cạn kiệt. Ảnh: EPA

Hàng trăm con đập thủy điện lớn nhỏ phía thượng nguồn và các nhánh của Mekong khiến nguồn cá tôm bị cạn kiệt. Ảnh: EPA

Giới khoa học tính toán, trong khi lợi ích kinh tế từ điện có thể đạt 160 tỷ USD cho toàn vùng thì cũng phải đánh đổi mất nguồn tài nguyên thiên nhiên trị giá 145 tỷ USD. Tính riêng khu vực đánh bắt thủy hải sản có thể thiệt hại gần 23 tỷ USD. Một khi vai trò là một hệ sinh thái của sông Mekong mỗi ngày bị mất đi giá trị thì toàn bộ người dân các nước vùng hạ nguồn sẽ phải hứng chịu những cú sốc về an ninh lương thực và sự ổn định xã hội.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Quảng Nam sẽ là trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh

Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam phấn đấu trồng 10.000ha sâm Ngọc Linh, phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển

Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.