| Hotline: 0983.970.780

Cơn khát cát ‘đánh sụp’ sông Mekong

Thứ Bảy 21/12/2019 , 09:26 (GMT+7)

Nạn khai thác cát vẫn đang ngày đêm tàn phá dòng sông mẹ, gây xói lở và đe dọa nhà cửa của ít nhất nửa triệu cư dân sinh sống ở ven hai bờ Mekong.

Hệ sinh thái của dòng sông có ý nghĩa quan trọng bậc nhất châu Á đang bị ở mức báo động bắt nguồn từ “nhu cầu không đáy” của con người đối với nguồn tài nguyên cát. Campuchia và Việt Nam được coi là những mỏ cát khổng lồ đang bị tận thu một cách quá mức gây ra những hệ lụy khôn lường.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ cát khủng khiếp nhất giai đoạn 2011-2013

Ước tính trên quy mô toàn cầu, mỗi năm có tới 50 tỷ tấn cát bị nạo vét và trở thành ngành công nghiệp khai khoáng lớn nhất hành tinh. "Tình trạng khai thác cát đang diễn ra ở tốc độ khủng khiếp làm biến dạng cả hành tinh", nhà khoa học Stephen Darby tại Đại học Southampton nói.

Các nghiên cứu của ông Darby ở vùng hạ lưu sông Mekong cho thấy, lòng sông đã bị xô lệch và hạ thấp vài mét chỉ trong vài năm do hàng trăm km sông Mekong tại khu vực này nằm trong tâm điểm của nạn khai thác cát.

Dòng Mekong có chiều dài 4.500km từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc) tới ĐBSCL của Việt Nam 

Theo thống kê của LHQ, cát được khai thác để làm đường cao tốc, xây bệnh viện, nhà cửa cho đến sản xuất mỹ phẩm, điện tử, phân bón, thép và đặc biệt là xi măng. Trong hai thập kỷ qua, nhu cầu cát thế giới đã tăng gấp ba lần để phục vụ cho cuộc đua mang tên xây dựng.

Trung Quốc chính là nước tiêu thụ nhiều cát nhất trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013, nhiều hơn cả sản lượng của Mỹ trong thế kỷ 20 để tiến hành công cuộc biến nông thôn thành đô thị.

"Hàng năm chúng ta khai thác một lượng cát đủ để xây một bức tường cao 35m và rộng 35m chạy vòng quanh thế giới", chuyên gia Pascal Peduzzi thuộc Chương trình Môi trường LHQ cho biết.

Nạn sụp lở bờ sông xảy ra như cơm bữa ở phía hạ nguồn sông Mekong

Và đó chính là lý do cát được tìm kiếm ở khắp mọi nơi, từ các hầm mỏ bị lãng quên- được khai thác tĩnh cho đến trên biển và sông-được khai thác động, tương tự như dòng Mekong hiện nay. Ông  Peduzzi cho rằng: “Việc khai thác động có thể gây ra những nguy hại rất lớn do cát là một phần của hệ sinh thái và có vai trò quan trọng, nếu bị mất sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, xói mòn và tăng nhiễm mặn".

Theo Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) và Ủy hội sông Mekong, hiện nay lòng của hai dòng sông Tiền và sông Hậu ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã bị sụt lún tới 1,4m chỉ trong vòng 10 năm, từ 1998 đến 2008, và từ 2 đến 3 m kể từ năm 1990.

Cát cần phải được công nhận là vật liệu chiến lược và không phải là nguồn tài nguyên vô tận

Nghiên cứu của chuyên san Nature vừa công bố hồi tháng trước cho biết, nạn khai thác cát trên sông Mekong không những là mối đe dọa đối với con người mà còn phá hủy hệ sinh thái cũng như xóa sổ vựa cá lớn nhất thế giới, sinh kế của 60 triệu ngư dân trong khu vực.

WWF ước tính có tới 800 loài cá sinh sống trên dòng Mekong và dòng sông này cũng là nơi lưu giữ những giống loài bản địa quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.

"Hiện khai thác cát sỏi được coi là một vấn đề toàn cầu nhưng nó lại đang diễn ra tràn lan ở quy mô địa phương nên hầu như nó ít được thu hút sự quan tâm.

Nếu bạn không thực sự nắm được những gì đang xảy ra thì việc đưa ra quyết định sáng suốt là vô cùng khó khăn”, chuyên gia môi trường Mark Russell lên tiếng.

 

(BBC)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm