Lệnh mới được loan đi hôm 14/12 để nới rộng luồng lạch phục vụ các hoạt động vận chuyển thương mại đường thủy nhưng không nói rõ thời hạn tới khi nào thì mới dỡ bỏ.
Dự án đường cơi nới đường thủy Mekong từ Cảnh Hồng đến Luang Prabang (đoạn trắng) từ năm 2000 bất thành của Trung Quốc vì sức ép quốc tế |
Theo đó, toàn bộ tuyến giao thông đường thủy từ Guan Lei đến Ganlanpa thuộc khu tự trị Xishuangbanna của tỉnh Vân Nam đã bị rào chặn với cảnh báo “khu vực nguy hiểm”.
Tuy nhiên riêng tại cảng Guan Lei hiện vẫn diễn ra các hoạt động vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa và hành khách như bình thường.
Bà Pakaimas Vierra, Phó trưởng Phòng Thương mại tỉnh Chiang Rai (Thái Lan) cho biết, với tuyên bố cấm tàu bè đi lại trên song Mekong của Trung Quốc thì mọi hoạt động vận tải thủy lâu nay từ Chiang Rai đến Cảnh Hồng ở Trung Quốc hiện đã được chuyển sang đường bộ.
Cảnh Hồng là thành phố lớn nhất của khu tự trị Xishuangbanna được coi là điểm giao thương và du lịch quan trọng đối với Thái Lan. Tuy nhiên bà Pakaimas khẳng định, việc đóng cửa sông không tác động nghiêm trọng đến du lịch hay vận tải hàng hóa bởi việc di chuyển đến Trung Quốc bằng ô tô giờ đã thuận tiện.
Các hoạt động bốc dỡ hàng hóa tại cảng Guan Lei phía thượng nguồn vẫn hoạt động bình thường |
Từ năm 2000, Trung Quốc đã lên kế hoạch mở rộng sông Mekong bằng cách nổ mìn phá đá để nới rộng luồng lạch cho các loại tàu có tải trọng 300 tấn đi lại giữa tuyến giao thông thủy từ Vân Nam và Luang Prabang (Lào).
Tuy nhiên, khi chuẩn bị triển khai thì kế hoạch này vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhà hoạt động môi trường Thái Lan do lo ngại những tác động đối với hệ sinh thái sông Mekong.