| Hotline: 0983.970.780

Biến ốc bươu vàng thành tiền

Thứ Năm 30/09/2010 , 10:51 (GMT+7)

Việc sử dụng OBV để nuôi tôm càng xanh và vịt đẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân lúc nông nhàn là giảm được tiền mua thức ăn cho chúng mỗi ngày...

Những năm gần đây, ốc bươu vàng đã thật sự là một trong những loài dịch hại quan trọng nhất cho nghề sản xuất lúa ở nước ta. Theo số liệu của Dự án "Tổng hợp dịch hại ốc bươu vàng trên cây lúa Việt Nam” thì OBV đã xuất hiện ở khắp nơi, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.

Ở ĐBSCL sau khi thu hoạch lúa hè thu, ruộng bị ngập nước và mùa lũ thường kéo dài vài tháng. Trong mùa lũ nguồn sinh vật phù du và các thức ăn khác cho OBV rất phong phú nên chúng sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Trung bình sau mùa lũ, mỗi ha ruộng sau khi bơm nước ra để làm lúa đông xuân bắt được cả tấn ốc lớn, còn số ốc con thì nhiều vô kể. Lượng trứng ốc thu được trên bờ ruộng suốt vụ cũng phải vài chục kg.

Sau khi sạ lúa đông xuân, ở những chỗ trũng trong ruộng, nếu không diệt được hết OBV thì chúng sẽ ăn sạch lúa. Qua nhiều vụ bà con nông dân trồng lúa cho biết mỗi ha trung bình phải cấy dặm 1,0-1,5 công đất, chi phí gần 2 triệu đ/ha. Một đặc điểm nguy hại của OBV là khi ăn lúa chúng tiết ra một loại chất nhầy bám vào vết cắn và làm cho cây lúa không thể ra đọt và hồi phục được nên nhiều chân ruộng phải cấy tới 2-3 lần.

Các biện pháp mà nông dân thường sử dụng để quản lý OBV là bắt bằng tay, đào rãnh cho nước chảy và để ốc dồn đến và bắt, thu gom trứng ốc, thả vịt cho chúng ăn ốc nhỏ và trứng ốc, nuôi cá tôm bằng ốc, sử dụng các loại thuốc hóa học. Trước đây rất ít người biết dùng OBV để nuôi gia cầm và thủy sản, nhưng đến nay thì việc dùng OBV để nuôi vịt đẻ và tôm cá trong mùa lũ là rất phổ biến.

Theo anh Phạm Văn Tâm (P. Trà Nóc, TP. Cần Thơ) bước đầu cho các loài cá nuôi như cá tra, cá trê, tôm càng xanh ăn thử OBV thấy cá ăn nhiều mà lại mau lớn nên nhiều nông dân nuôi cá ở Trà Nóc chuyển hẳn nguồn thức ăn cho cá từ cá tạp, cám, thức ăn công nghiệp sang ăn OBV. Mấy năm trước anh Tâm nuôi cá bằng OBV đã rất thành công. Gần đây anh chuyển hẳn vuông với diện tích hơn 4 ha sang nuôi tôm càng xanh. Trong vòng 1 tháng đầu, khi tôm còn nhỏ cho tôm ăn bằng thức ăn tổng hợp. Từ tháng thứ hai trở đi anh kết hợp cho tôm ăn thêm bằng OBV và giảm bớt khẩu phần thức ăn công nghiệp.

Trong vuông tôm của anh Tâm có đặt nhiều tấm vèo rải rác để kiểm tra lượng thức ăn của tôm và theo dõi tiến trình phát triển của tôm. Vụ tôm vừa rồi mỗi ngày anh Tâm phải cho tôm ăn 50 kg thức ăn công nghiệp và 300 kg ốc thịt. Qua kết quả theo dõi của anh thì từ khi cho tôm ăn OBV thấy tôm phát triển rất tốt và lượng ốc mà tôm tiêu thụ mỗi ngày một tăng. Lượng OBV tiêu thụ mỗi ngày là gần một tấn ốc vỏ (khoảng 3 kg ốc vỏ thì được 1 kg ốc thịt). Vụ tôm năm ngoái anh dùng hết khoảng 25 tấn ốc cho việc nuôi tôm.

Anh Hai Phước, một chủ đại lý OBV ở chợ Thới Long cho biết mỗi ngày lượng OBV được tiêu thụ cho chăn nuôi khoảng vài tấn. Nếu để lượng ốc này tự do sinh đẻ qua mùa lũ thì số lượng ốc trong vụ lúa đông xuân sẽ gấp bội phần. Người dân khi sạ lúa cũng sẽ phải tốn rất nhiều công sức và một lượng thuốc hóa học rất lớn để diệt chúng, lúc ấy sẽ rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.
Tuy việc bắt OBV trong mùa lũ rất dễ dàng nhưng với lượng lớn như thế gia đình anh cũng không đủ nhân công để thực hiện và mỗi ngày anh đặt mua thêm 200 kg ốc thịt nữa với giá 2.000-3.000 đ/kg (ốc đã lột vỏ). Nếu không cho ăn bằng OBV mà chỉ dùng thức ăn công nghiệp thì mỗi ngày anh cũng phải tốn gần 100 kg (giá 15.000 đ/kg), như thế mỗi ngày anh Tâm cũng tiết kiệm được vài trăm ngàn từ việc dùng OBV để nuôi tôm.

Anh Lê Văn Thức Thức ở huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) nuôi 200 con vịt đẻ, hàng ngày anh ra đồng bắt 2 bao ốc để nuôi vịt. Vịt đẻ rất thích ăn ốc, trên cánh đồng mà có vài ngàn con vịt thả từ nay đến khi xuống giống thì sẽ không phải sử dụng đến thuốc để diệt ốc. Vịt ăn ốc tỷ lệ trứng rất cao, trung bình mỗi ngày anh Thức thu 190 quả trứng, bỏ mối với giá 1.700 đ/trứng thu trên 300.000 đồng. Nếu không có nguồn OBV thì anh phải mất 2 bao lúa cho vịt ăn hàng ngày mà lượng trứng thu không được như trên. Ngoài ra anh Thức còn bắt ốc để bán cho những chủ vuông tôm càng xanh, người nuôi cá, vịt đẻ khác.

Việc sử dụng OBV để nuôi tôm càng xanh và vịt đẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân lúc nông nhàn là giảm được tiền mua thức ăn cho chúng mỗi ngày, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động vào mùa lũ. Nhưng đấy chỉ là cái lợi trước mắt mà cái lợi lớn hơn nhiều là sẽ giảm được một áp lực rất lớn do OBV gây ra cho vụ lúa đông xuân.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm