| Hotline: 0983.970.780

Biến rơm rạ thành tiền: Trồng nấm, chế biến phân hữu cơ

Thứ Hai 08/12/2014 , 08:18 (GMT+7)

Với lợi thế là nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp từ rơm rạ. 

Hiện nước ta có gần 50 triệu tấn rơm rạ, nếu biết sử dụng đúng cách, rơm rạ giúp người dân hái ra tiền, cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường.

Từ trước đến nay chỉ phần nhỏ phế phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, hoặc đốt bỏ, hoặc thải vào trong môi trường tự nhiên gây lãng phí và ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Để các nguồn phế phụ phẩm này không phải là “chất thải bỏ đi” mà trở thành nguyên vật liệu đầu vào của quá trình SX khác, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm, góp phần giảm thiểu gánh nặng cho môi trường và đem lại lợi ích kinh tế cho bà con nông dân.

Trồng nấm

Mô hình này phổ biến ở hầu hết tất cả các tỉnh, thành của cả nước. Hiện nay, trồng nấm được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu rơm rạ, góp phần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Bã rơm rạ sau khi chất nấm có thể tận dụng để bón cho cây ăn trái và rau màu rất tốt. Tuy nhiên để trồng nấm có năng suất cao thì chỉ nên sử dụng rơm rạ mới, không bị nhiễm nấm dại, mốc, vi khuẩn…

Với lượng rơm từ một ha trồng lúa có thể chất được 200 m mô nấm và sau khi trồng nấm 25 - 30 ngày có thể thu được 250 - 300 kg nấm tươi. Hiện nay, giá bán nấm rơm tươi tại một số tỉnh thành phía Nam là 25.000 - 27.000 đ/kg, như vậy với 1 ha trồng lúa, người dân có thể thu được 6.250.000 - 8.100.000 đồng.

Chế biến phân hữu cơ

Có nhiều cách để chế biến rơm rạ thành phân bón, nhưng phương pháp thông dụng nhất được người dân hay dùng là rơm rạ sau khi thu hoạch được thu gom và tập trung thành từng đống tại chỗ, sau đó tiến hành xử lý và ủ đống.

Bổ sung phân chuồng và lân, khi kiểm tra độ ẩm của đống ủ thấy nước ngấm đều trong rơm rạ và khi cầm vào thấy mềm là đạt yêu cầu. Sau đó, dùng các loại vật liệu đã chuẩn bị để che đậy.

Phải che kín cả đống ủ đảm bảo duy trì nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40 độ C. Cách 10 ngày kiểm tra và đảo trộn đống ủ một lần. Sau 20 - 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng.

Sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ cho đất là một trong những giải pháp góp phần sử dụng bền vững tài nguyên đất, gia tăng độ mùn, bổ sung chất dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cây trồng.

Chi phí xử lý rơm rạ thành phân ủ hữu cơ trên diện tích một ha trồng lúa là 900 đ/kg nhưng giá bán loại phân này trên thị trường hiện nay là 2.500 - 4.000 đ/kg.

(Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp)

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm