| Hotline: 0983.970.780

Biết làm giàu từ trang trại

Thứ Sáu 23/10/2009 , 09:29 (GMT+7)

Đây là trang trại đầu tiên của cả vùng Tây bắc Nghệ An tập trung nuôi động vật rừng hoang dã. Với mô hình VAC, chủ trang trại thu về cả tỷ đồng mỗi năm...

Đây là trang trại đầu tiên của cả vùng Tây bắc Nghệ An tập trung nuôi động vật rừng hoang dã. Không những thế mà trang trại còn làm nhiệm vụ nhân giống lợn Móng Cái thuần chủng để cung cấp cho bà con nông dân ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong…

Nguyễn Kim Tiến bên đàn lợn rừng trong trang trại của chị.

Vừa dẫn tôi tới cổng trang trại, Nguyễn Kim Tiến đưa tay vẽ một cung tròn trước chân đồi rú Lê nay đã được phủ kín một màu xanh ngút ngát rồi bảo: Trước đây 4 ha này là đất trống đồi núi trọc thuộc xã Nghĩa Quang, huyện Nghĩa Đàn. Hồi đó ông Nguyễn Kim Quy, người trong xã đã nhận đất trồng cỏ để nuôi bò sữa và dê.

Thế nhưng chỉ được mấy năm rồi đàn bò sữa đã bị chết vì bệnh tật, bực lên ông Quy hô bán hết cả dê và đất để cứu vốn. Thấy đó là vùng đất đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý nên tháng 8/2006 em đã mua lại của ông Quy 200 triệu đồng với thời hạn sử dụng 20 năm. Năm ấy và cả năm 2007 Kim Tiến đã đầu tư vốn để trồng keo lai, cây ăn quả, phía dưới đào ao và xây dựng chuồng trại để chuẩn bị cho kế hoạch chăn nuôi theo hướng mới.

Xây dựng cơ sở hạ tầng xong, đầu năm 2008 Kim Tiến vào thành phố Đà Nẵng mua của trang trại Nguyễn Văn Quốc 2 con lợn nái rừng đang chửa, cộng với một con đực và 7 con lợn nái hậu bị. Chừng ấy thôi, nhưng kinh phí đã hết 120 triệu đồng. Kim Tiến bảo nuôi lợn rừng không phức tạp, thức ăn của chúng chỉ là rau củ quả, mỗi ngày thả cho chúng vài lần. Ăn xong, đàn lợn còn đi ủi đất tìm giun, đằm mình ven ao hồ, mưa gió chúng tự tìm đường về chuồng trại.

Về tốc độ sinh sản lợn rừng mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2-8 con. Vì vậy, đến nay trại lợn rừng của Kim Tiến đã có 30 con lợn nái và 30 con lợn con. Hỏi về tính hiệu quả khi nuôi lợn rừng, Kim Tiến cho hay: Hiện tại nếu bán lợn giống thì mỗi con lợn cái 3-4 tháng tuổi nặng 20 kg đã có 7 triệu đồng (350.000đ/kg hơi). Với lợn thịt, khi xuất chuồng cũng có giá 200.000-250.000đ/kg.

Đàn gà rừng đang phát triển rất tốt.
Liền kề với trại trú ẩn của lợn rừng là chuồng gà sao với tổng đàn có đến 400 con. Đây là đàn gà sao quý hiếm Kim Tiến mua từ tỉnh Vĩnh Phúc, chất lượng thịt ngon và bổ. Bởi vậy giá thịt gà này chị đã bán 180 ngìn đồng/kg. Về chế độ nuôi, đàn gà cũng chỉ ăn cám thóc, ngô, khoai sắn được xay nhỏ trộn với rau và thân cây chuối. Chính vì không có sự can dự kích thích của chất tăng trọng nên mỗi năm gà chỉ nặng được 1,5-2 kg/con.

Rời chuồng trại gà rừng đẹp như tranh, Kim Tiến dẫn tôi tới thăm khu chăn nuôi vịt đẻ với tổng đàn 800 con, mỗi ngày cho thu hoạch 600 quả trứng. Phía dưới chuồng vịt là ao cá, mỗi năm bán được 6-7 tấn tấn cá thịt. Cách đó không xa là chuồng trại nuôi lợn nái. Kim Tiến bảo: Bây giờ lợn lai, nuôi theo kiểu công nghiệp, chất lượng thịt không được người tiêu dùng ưa chuộng, chính vì vậy mà năm ngoái em đã ra tận Đông Triều, Quảng Ninh mua về 50 con lợn nái và 2 con đực Móng Cái thuần chủng.

Hiện tại tất cả đàn lợn nái đã sinh sản. Và theo kế hoạch đăng ký của tỉnh, cuối năm nay trang trại này sẽ xuất bán cho bà con nông dân trong khu vực 120 con lợn nái hậu bị để nhân đàn. Và để khuyến khích trang trại đang nhân giống, hiện các cơ quan chuyên ngành của tỉnh Nghệ An đã làm chế độ hỗ trợ cho Kim Tiến xuất một con lợn nái Móng Cái hậu bị được hưởng170 ngìn đồng. Ngoài ra còn được hỗ trợ 1,9 triệu đồng cho một con lợn đực giống.

Tính về hiệu quả của trang trại VAC này, Kim Tiến cho hay: Đối với diện tích rừng keo và cây ăn quả hiện chưa tính được mức thu nhập, nhưng nói về tương lai năm đến bảy năm nữa thôi thì ít ra cũng thu được tiền tỷ. Riêng tính về tiền thu nhập từ chăn nuôi thì trong một năm em cũng đã thu được số lãi ròng trên 300 triệu. Để đạt được kết quả sơ khai này, ngoài việc chọn lựa những con giống đặc sản ra thì yếu tố chăm sóc là cực kỳ quan trọng. Trước hết nói về môi trường của trang trại phải luôn được giữ gìn sạch sẽ.

Tuyệt đối không được mua gia súc, gia cầm ở bên ngoài vào giết mổ. Đội ngũ công nhân ở đây có 5 người, lương được trả theo sự bố trí công việc, nhưng thấp nhất cũng được 2,5 triệu đồng/người/tháng. Trong đó có một kỹ thuật viên thú y được bố trí chuyên trách theo dõi tình hình bệnh hại của cả vùng. Hàng tháng, hàng quý trang trại được phun thuốc khử trùng, gia súc gia cầm luôn được tiêm phòng đầy đủ, đúng theo quy định của ngành thý y.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Cả nước có 32 cơ sở sản xuất tôm an toàn dịch bệnh

NINH THUẬN Theo Cục Thú y, cả nước hiện có 32 cơ sở sản xuất tôm an toàn dịch bệnh, trong đó 27 cơ sở sản xuất tôm giống với sản lượng đạt 38 tỷ tôm post/năm.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.