| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Nuôi tôm thành công nhờ tính cộng đồng

Thứ Sáu 12/03/2010 , 10:18 (GMT+7)

Xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) hiện có 47,5 ha mặt nước nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc mô hình nuôi tôm cộng đồng nên địa phương này liên tục gặt hái những mùa tôm bội thu…

Xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) hiện có 47,5 ha mặt nước nuôi tôm. Trong nhiều năm gần đây, nhờ thực hiện khá nghiêm túc mô hình nuôi tôm cộng đồng nên địa phương này liên tục gặt hái những mùa tôm bội thu…

Hiệu quả cao

Ông Võ Thanh Triên, Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, cho biết: "Nhiều năm trở lại đây, việc nuôi tôm ở địa phương thường xuyên được mùa lớn, năng suất tôm đạt bình quân từ 7-8 tấn/ha/vụ. Riêng vụ tôm 2009, năng suất tôm thẻ chân trắng trên địa bàn xã đạt bình quân trên 7,2 tấn/ha, tăng 3,19 tấn/ha so với năm 2008; sản lượng tôm toàn xã đạt 653,2 tấn. Nhờ con tôm, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao, trên 100 triệu đồng/năm, cá biệt có hộ đạt 300-400 triệu đồng/năm".

Đơn cử, như hộ anh Nguyễn Minh Tâm ở Chi hội nuôi tôm Công Lương, với 2 ha mặt nước, mỗi năm nuôi 2 vụ, anh thu lãi từ 400-500 triệu đồng. Hoặc như các anh Nguyễn Xuân Ánh, Lê Thị Trang… nuôi từ 1-2 ha tôm thẻ chân trắng, thu lãi từ 200-400 triệu đồng/năm... Anh Nguyễn Minh Tâm cho biết: "Nhờ nuôi tôm mà gia đình tôi có mức thu nhập khá, nên đã cải thiện được cuộc sống gia đình". Không riêng gì hộ anh Nguyễn Minh Tâm, mấy năm qua hầu hết các hộ nuôi tôm ở xã Hoài Mỹ đều "trúng lớn", hộ lãi ít cũng được 40-60 triệu, hộ lãi nhiều trên 300-500 triệu đồng.

Ông Võ Thanh Triên cho biết thêm: Nhờ con tôm thẻ chân trắng thường xuyên được mùa lớn nên xã đã tiến hành chuyển đổi 30 ha đất sản xuất lúa bị nhiễm mặn sang nuôi tôm. Địa phương cũng xác định rằng, nuôi tôm là một lợi thế để xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống người dân”. Bước vào vụ nuôi tôm năm 2010, xã tiến hành đưa 79 ha mặt nước vào nuôi tôm, dự kiến năng suất đạt 85 tạ/ha, tăng 1,24 tạ/ha so với năm 2009. Hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn xã đã tiến hành thả tôm nuôi đợt 1. Nhờ tuân thủ lịch thời vụ và đảm bảo các điều kiện nuôi tôm phù hợp nên con tôm thẻ chân trắng đang phát triển khá tốt.

Thành công nhờ tính cộng đồng

Cũng theo ông Võ Thanh Triên, để hạn chế được dịch bệnh phát sinh, vấn đề cộng đồng trách nhiệm trong nuôi tôm là hết sức cần thiết. Từ năm 2000, UBND xã Hoài Mỹ đã cho phép thành lập Chi hội nuôi tôm Công Lương để vận động hội viên phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững. Nhờ đó, thời gian qua các hộ nuôi tôm trong chi hội luôn thực hiện đúng lịch thời vụ. Ngay từ đầu vụ nuôi, ao đìa được cải tạo, diệt khuẩn kỹ lưỡng. Con giống được kiểm tra kỹ mầm bệnh trước khi thả nuôi.

Trong quá trình nuôi, không được xả nước thải bừa bãi ra các khu vực xung quanh. Khi có dấu hiệu của dịch bệnh, chủ hồ phải báo cáo ngay cho chi hội để có cách xử lý… Để thực hiện tốt quy chế, chi hội đã đề ra các biện pháp chế tài đối với những hộ cố tình không thực hiện, như cảnh cáo trước chi hội, đề nghị địa phương thu hồi diện tích mặt nước, không tín chấp cho vay… Bên cạnh đó, chi hội đã thành lập quỹ hội nhằm hỗ trợ các hộ nuôi tôm bị rủi ro.

Nhờ áp dụng mô hình nuôi tôm cộng đồng mà nhiều năm qua nghề nuôi tôm ở Hoài Mỹ liên tục được mùa, phần lớn người nuôi tôm đều có lãi cao.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.