| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận linh hoạt xây dựng nông thôn mới trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

Thứ Ba 23/11/2021 , 09:01 (GMT+7)

Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên với sự chủ động, linh hoạt tỉnh Bình Thuận vẫn thực hiện nhiều tiêu chí, hạng mục về xây dựng nông thôn mới (NTM).

NTM khởi sắc trong khó khăn

Ông Ngô Thanh Huy, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bình Thuận, cho biết, năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn. Dù vậy, các nội dung xây dựng NTM được ban, ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện theo các nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế.

Dù ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên nông thôn mới ở Bình Thuận vẫn đạt được những kết quả nhất định. Ảnh: DB.

Dù ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên nông thôn mới ở Bình Thuận vẫn đạt được những kết quả nhất định. Ảnh: DB.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM cũng như tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào các khâu sản xuất và tổ chức liên kết phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả và bền vững. Các mô hình sản xuất nông nghiệp được triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, sản phẩm, gắn với xây dựng NTM. Trong đó có chú trọng xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa kinh tế hộ gia đình với doanh nghiệp.

Ngoài ra, các địa phương cũng đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển giáo dục ở nông thôn và phát triển y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân. Cũng như chú trọng công tác nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; vệ sinh môi trường, khắc phục, xử lý ô nhiễm...

Những năm qua, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được tỉnh Bình Thuận quan tâm. Ảnh: TL.

Những năm qua, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được tỉnh Bình Thuận quan tâm. Ảnh: TL.

Theo ông Huy, với sự nỗ lực, thích ứng dịch bệnh, NTM ở Bình Thuận vẫn đạt được những kết quả nhất định. Theo đó, đến đầu tháng 10/2021, đối với tiêu chí xã của toàn tỉnh được lũy kế đạt 1.469 tiêu chí, tức bình quân đạt 15,8 tiêu chí/xã, đạt 90,29% kế hoạch năm 2021 (PV kế hoạch là 17,5 tiêu chí/xã).

Đối với tiêu chí huyện, lũy kế toàn tỉnh đạt 5,38 tiêu chí/huyện, (thành phố và thị xã không thuộc đối tượng thực hiện Bộ tiêu chí huyện) đạt 89,67% kế hoạch năm 2021 (kế hoạch 6 tiêu chí/huyện). Dự kiến đến cuối năm 2021, có 4 xã đạt chuẩn NTM trong khi kế hoạch chỉ 2 xã; có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và TP Phan Thiết được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Xây dựng NTM không có điểm kết thúc

Cũng theo ông Ngô Thanh Huy, với phương châm xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, tiếp tục nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí hướng tới NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Cùng với đó là chú trọng công tác phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô tập trung trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, kỹ thuật của nhân dân gắn với bảo vệ môi trường...

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Ảnh: KS.

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Ảnh: KS.

Tuy nhiên để đạt mục tiêu này, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, thiết thực, cũng như nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị các nông sản chủ lực ở địa phương, trên cơ sở áp dụng công nghệ thông minh, cơ giới hóa vào sản xuất. Cũng như thẩm định các dự án liên kết hình sản xuất theo chuỗi giá trị, các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ tập trung triển khai các văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Ngô Thanh Huy, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, để việc xây dựng NTM được hiệu quả, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội cần tăng cường giám sát và phản biện đối với các chương trình, dự án và các công việc liên quan đến tổ chức triển khai xây dựng NTM ở địa phương. Còn các sở, ngành cần tiếp tục theo dõi, kiểm tra, kịp thời cùng với địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành tiến độ thực hiện các tiêu chí.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.