| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận tăng cường phòng, chống hạn hán, thiếu nước trong mùa khô

Thứ Sáu 06/08/2021 , 09:46 (GMT+7)

Tỉnh Bình Thuận ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc ưu tiên nước phục vụ cho sinh hoạt, nước chăn nuôi, nước tưới cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao…  

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký văn bản ban hành kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian còn lại của mùa khô năm 2021 và mùa khô năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Mùa khô năm 2020, nhiều hồ chứa ở Bình Thuận trơ đáy. Ảnh: KS.

Mùa khô năm 2020, nhiều hồ chứa ở Bình Thuận trơ đáy. Ảnh: KS.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở NN-PTNT thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, trữ lượng nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, nhận định tình hình khí tượng thủy văn, hạn hán, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó; xây dựng kế hoạch sản xuất từng mùa vụ cho phù hợp với khả năng nguồn nước.

Bên cạnh đó phối hợp với các cơ quan chuyên môn và địa phương hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí cơ cấu giống, thời vụ; phổ biến các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước hiện có.

Từ đó tính toán cân bằng nước, xây dựng lịch cấp nước cụ thể đến từng hệ thống công trình, thông báo cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sử dụng nước biết để xây dựng và đăng ký nhu cầu sử dụng, bảo đảm phục vụ sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu thiết yếu khác của nhân dân.

Sở NN-PTNT chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ nguồn nước trong các hệ thống công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn do Trung tâm quản lý sử dụng tại các địa phương trong tỉnh và đăng ký nhu cầu sử dụng nguồn nước thô từ công trình thủy lợi với đơn vị khai thác công trình cho năm 2022. Đồng thời hoàn thành hồ sơ, thủ tục tổ chức triển khai thi công các công trình cấp nước sạch đã bố trí vốn kế hoạch năm 2021, kịp hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng trong năm 2021 cấp nước phục sinh hoạt cho nhân dân.

Ngoài ra, Sở NN-PTNT cần chủ động phối hợp Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Công ty Cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty thủy điện Đại Ninh, Sở Công thương đăng ký nhu cầu sử dụng nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du của thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi và Đại Ninh hàng tháng để bổ sung nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho các địa phương.

Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào tình hình thực tế, Sở NN-PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV KTCTTL đề xuất đầu tư nâng cấp, mở rộng, nạo vét các công trình thủy lợi cho phù hợp.

UBND tỉnh lưu ý triển khai thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc: ưu tiên nước phục vụ cho sinh hoạt, nước chăn nuôi, nước tưới cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao…

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.