| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19

Thứ Sáu 16/07/2021 , 08:08 (GMT+7)

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bình Thuận đã ban hành kế hoạch hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, song xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm của tỉnh Bình Thuận có dấu hiệu khả quan. Ảnh: KS.

Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, song xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm của tỉnh Bình Thuận có dấu hiệu khả quan. Ảnh: KS.

Xuất khẩu nông sản khả quan

Dù dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, song xuất khẩu nông sản trong 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có dấu hiệu khả quan. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều ở mức tăng trưởng cao.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản ước thực hiện 9,69 triệu USD, tăng 37,6% so cùng kỳ. Riêng đối với thị trường tiêu thụ nội địa do diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, nhiều nhà hàng, khách sạn, resort trên địa bàn tỉnh Bình Thuận không có khách nên tình hình tiêu thụ nông sản có dấu hiệu trầm lắng.

Tuy nhiên đối với thanh long Bình Thuận đã được nhiều đơn vị tiến hành thu mua, tiêu thụ lấy hàng trực tiếp từ doanh nghiệp, hợp tác xã của Bình Thuận như: Hệ thống Big C Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Co.op mart), Công ty Cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam, Công ty TNHH Bán lẻ BRG (Hà Nội).

Bên cạnh đó, một số đơn vị lấy hàng từ đơn vị cung cấp trung gian như: Tập đoàn Vingroup, Công ty TNHH Aeon Việt Nam (Hà Nội). Ngoài ra, một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh vận chuyển hàng ra phía Bắc tiêu thụ trực tiếp tại chợ Long Biên.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch thực hiện 4,3 triệu USD tương đương 2.747 tấn, giảm 6,59% về giá trị và giảm 37,83% về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường xuất khẩu chính là Châu Á gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Philippine, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Qatar, Ấn Độ, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE); các nước Châu Âu như: Đức, Hà Lan, Nga, Tây Ban Nha; Châu Mỹ gồm Canada, Mỹ; Châu Đại Dương như: Úc, New Zealand.

Thời điểm này thanh long Bình Thuận đang thời kỳ thu hoạch chính vụ. Ảnh: KS.

Thời điểm này thanh long Bình Thuận đang thời kỳ thu hoạch chính vụ. Ảnh: KS.

Đối với việc xuất khẩu thanh long theo hình thức biên mậu thông qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu biên mậu được thực hiện thông quan song song với các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. 

Hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 33.750 ha thanh long, trong đó 11.936 ha được chứng nhận VietGAP và 517 ha được chứng nhận GlobalGAP.

Thời điểm này thanh long đang vào mùa thu hoạch chính, dự kiến sản lượng thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12 đạt 437.000 tấn. Bên cạnh đó, cây điều đang trong thời điểm thu hoạch, dự kiến sản lượng thu hoạch điều khô từ tháng 6 đến tháng 12 đạt 8.680 tấn. Đối với cao su trong mùa thay lá non, người trồng tập trung chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới. Hiện tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp cao su trong tỉnh có khuynh hướng tăng, dự kiến sản lượng thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12 đạt 60.330 tấn.

Bình Thuận xem sản phẩm thủy sản là có lợi thế với sản lượng lớn. Ảnh: KS.

Bình Thuận xem sản phẩm thủy sản là có lợi thế với sản lượng lớn. Ảnh: KS.

Riêng sản phẩm thủy sản (bao gồm sản phẩm khai thác và sản phẩm chế biến) có sản lượng lớn và đây cũng là lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp khai thác và chế biến sản phẩm thủy sản tình hình tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, dự kiến từ tháng 6 đến tháng 12 năm, sản lượng khai thác toàn tỉnh đạt 142.350 tấn; tôm thẻ chân trắng 5.000 tấn.

Trước tình hình trên, mới đây UBND tỉnh Bình Thuận đã có kế hoạch hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 đến cuối năm 2021.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các Sở, ngành, các huyện, TP chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tiêu thụ nông sản.

UBND tỉnh cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Sở ngành, địa phương liên quan để thực hiện tốt việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19. Trong đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, phân phối nông sản trên địa bàn tăng khả năng tiêu thụ các mặt hàng nông sản từ hai lần trở lên; mở thêm các điểm bán hàng cố định và lưu động theo đúng quy định của pháp luật tại các khu công nghiệp, khu đông dân cư để mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, kịp thời phục vụ người tiêu dùng cả trong điều kiện bình thường hay giãn cách, cách ly xã hội. Cũng như đẩy mạnh việc thu mua nông sản khi nông sản tiêu thụ gặp khó khăn đưa vào sơ chế, bảo quản chờ thời điểm thuận lợi để xuất khẩu, tiêu thụ.

Kết nối tiêu thụ thanh long tại Ấn Độ và Pakistan

Theo Sở Công thương Bình Thuận, dự kiến vào đầu tháng 8/2021, Sở Công thương sẽ phối hợp Cục xúc tiến thương mại tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Bình Thuận với các đối tác Ấn Độ và Pakistan, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tìm kiếm đối tác bạn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu trong tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm