| Hotline: 0983.970.780

Bộ Công Thương đề nghị thả nổi giá bán lẻ điện

Thứ Sáu 27/04/2012 , 20:48 (GMT+7)

Thị trường điện cạnh tranh hình thành sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp mua bán, do đó, quy định Thủ tướng phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân sẽ không phù hợp và thiếu khả thi.

Thị trường điện cạnh tranh hình thành sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp mua bán, do đó, quy định Thủ tướng phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân sẽ không phù hợp và thiếu khả thi.

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất chỉnh sửa một số nội dung trong Dự thảo Luật Giá. Cơ quan này kiến nghị, Nhà nước chỉ nên kiểm soát đối với khung giá phát, bán buôn, truyền tải, phân phối, phí dịch vụ điều độ hệ thống điện, phí dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Cơ quan này nhấn mạnh, quy định Thủ tướng phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân không còn phù hợp và không khả thi. Bởi thực tế, giá bán điện bình quân chỉ phù hợp với giai đoạn hiện nay, khi Tập doàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang là đơn vị mua và bán lẻ duy nhất. Khi cấu trúc thị trường thay đổi theo cấp độ, thì các quy định về giá điện cũng phải thay đổi theo. Khi có thị trường bán buôn và bán lẻ điện sẽ hình thành nhiều đơn vị kinh doanh mua bán điện, giá bán lẻ điện sẽ chịu tác động của cơ chế thị trường.

Ảnh: Hoàng Hà
Theo Bộ Công Thương, Nhà nước chỉ nên kiểm soát giá ở một số khâu.

Việc Nhà nước can thiệp đến đâu, như thế nào đối với mặt hàng điện đang gây tranh cãi gay gắt giữa các cơ quan xây dựng và thẩm định luật. Trước đó, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ quốc hội giữa tháng 4, các đại biểu cũng đưa ra nhiều quan điểm trái chiều.

Lấy kinh nghiệm từ nhiều nước, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, để bảo đảm điện thực hiện theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự điều tiết của Nhà nước thì chỉ nên quy định Nhà nước định giá đối với giá điện bán lẻ bình quân. Còn mức giá cụ thể do doanh nghiệp tự điều chỉnh.

Còn liên Bộ Tài chính- Công Thương lại thống nhất, giá bán lẻ do đơn vị điện lực xây dựng căn cứ vào cơ chế quản lý và điều chỉnh do Thủ tướng quy định. Nhà nước quy định mức giá cụ thể như truyền tải, phân phối, bán buôn, giá dịch vụ cung cấp điện. Đối với phát điện, khung giá cũng do Nhà nước quy định để tránh hiện tượng đẩy giá cao ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng kiến nghị không đưa mặt hàng xăng, dầu thành phẩm vào danh mục Nhà nước được định giá. Bởi khi đưa các mặt hàng này vào diện định giá đồng nghĩa vô hiệu hóa Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Theo vnexpress

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).