| Hotline: 0983.970.780

Bỏ nhà máy đi cắt lúa thuê

Thứ Năm 05/04/2012 , 09:49 (GMT+7)

Khoảng một tháng nay các nhà máy chế biến gạo của Cty CP nông lâm sản Kiên Giang thiếu công nhân bốc xếp lúa gạo trầm trọng.

Mặc dù nhiều khâu đã được tự động hóa nhưng nhà máy vẫn thiếu công nhân trầm trọng

Ông Phan Văn Đông, Giám đốc Cty CP nông lâm sản Kiên Giang cho biết, khoảng một tháng nay các nhà máy chế biến gạo của Cty thiếu công nhân bốc xếp lúa gạo trầm trọng. Nhiều tàu phải đậu chờ từ 1-2 ngày mới lên hàng được.

Mặc dù nhiều khâu đã được tự động hóa, mỗi nhà máy chỉ cần khoảng 6-10 công nhân để bốc lúa gạo lên băng chuyền, mở miệng bao để xả hàng ra… nhưng vẫn không kiếm ra người làm.

Nguyên nhân do năm nay trời mưa nhiều làm lúa bị đổ rạp, không thể thu hoạch bằng máy nên công cắt tay lên rất cao. Hai người làm giỏi chỉ cần hơn nửa buổi là cắt, bó xong 1 công lúa, tiền công được từ 300-400 ngàn đồng/người. Trong khi đó, trung bình tiền công bốc xếp tại nhà máy (làm khoán theo đầu tấn) chỉ khoảng 150-200 ngàn đồng/người nên nhiều công nhân bỏ việc đi cắt lúa thuê. Theo ông Đông, hiện đang là cao điểm thu mua lúa gạo tạm trữ (Cty được giao thu mua tạm trữ 150.000 tấn gạo), việc thiếu công nhân bốc xếp đã gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thu mua.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.