| Hotline: 0983.970.780

Bỏ thành phố về quê trồng nấm, lãi 500 triệu đồng/năm

Thứ Tư 31/05/2017 , 07:15 (GMT+7)

Từ bỏ cơ hội việc làm trên thành phố, chị Nguyễn Thị Linh, 25 tuổi ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã quyết định trở về quê mở trang trại trồng nấm mỗi năm cho thu lãi trên nửa tỷ đồng.

Qua giới thiệu của một người bạn, tôi đến thăm trang trại của Linh vào một buổi chiều tháng 5, khi cô cùng mẹ và các công nhân đang cặm cụi làm nấm tại một khu xưởng nhỏ của gia đình. Thấy tôi, Linh vui vẻ chào khách bằng một nụ cười dễ mến rồi dẫn tôi tham quan. Vừa đi cô vừa kể chuyện khởi nghiệp của mình.

11-49-52_nh-1
Nguyễn Thị Linh cặm cụi làm phôi chuẩn bị cho vụ nấm mới

Sau khi tốt nghiệp ĐH Điện lực, như bao bạn bè cùng trang lứa, Linh chạy đôn chạy đáo lên thành phố xin việc nhưng không được như mong muốn. Sau đó cô được tuyển vào làm trong một công ty tư nhân ở gần nhà, nhưng đồng lương ít ỏi, không thể đủ trang trải cuộc sống. Lúc nào trong suy nghĩ cũng thôi thúc Linh phải làm một cái gì để có thể làm giàu.

Linh kể, ngay từ khi còn là sinh viên năm cuối em đã có máu làm kinh tế rồi. Ban đầu định kinh doanh rau sạch nhưng bây giờ thị trường rau lại có quá nhiều người làm, khó cạnh tranh. Suy đi tính lại mãi mình bèn quyết định thử sức với cây nấm, bởi làm nấm chi phí thấp, lại tận dụng được những phụ phẩm của nông nghiệp như rơm, rạ..

Khi đã có kế hoạch cụ thể, Linh cùng người chị đăng kí một khóa học trồng nấm tại Viện Di truyền nông nghiệp. Từ những kiến thức sơ đẳng tích lũy được cộng với những chuyến đi thực tế, học trong sách vở, báo chí, tham gia các hội nhóm kinh nghiệm trồng nấm trên mạng xã hội, Linh bắt tay vào thử nghiệm với số vốn ban đầu chỉ có 300.000 đồng. Khi thu hoạch cô bán được 3 triệu đồng. Thấy có lãi, cô tiếp tục tăng số vốn lên 600.000 đồng và thu về 6 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả từ nghề trồng nấm, Linh quyết định mở rộng trang trại và gắn bó lâu dài với công việc này đến bây giờ.

Trần Thị Mứt, mẹ của Linh chia sẻ: “Nói thật với anh, gia đình tôi mong muốn cho con học đại học xong thì cố gắng tìm được một công việc ổn định, thế là may mắn rồi. Ai ngờ, Linh nó lén lút đi học trồng nấm rồi bỗng một ngày về nhà bảo con thích trồng nấm. Tôi bảo, con gái mà cứ suốt ngày lấm lem bên phân, bùn, rơm rạ để làm nấm, vất vả lắm, rồi có ngày ế chồng cho mà xem, nhưng Linh vẫn quả quyết làm đến cùng”.

Được sự ủng hộ của gia đình, Linh chạy vạy tìm vốn, mượn anh em, bạn bè, gom góp mãi cũng được 300 triệu đồng để đấu thầu thêm khu đất rộng 1.500m2, mua trang thiết bị, giống, thuê nhân công sốt sắng mở trang trại trồng nấm của riêng mình.

Thời gian đầu đầu Linh cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Dù đã dày công nghiên cứu tài liệu, thực hành nhiều năm, nhưng vì quy mô trang trại lớn, 9x không ít lần vấp phải thất bại vì sai sót kỹ thuật, điều kiện thời tiết... nhưng cô không nản lòng, vẫn bền chí vừa làm vừa rút kinh nghiệm để vụ sau đạt hiệu quả cao hơn.

"Năm vừa rồi trang trại của mình cung cấp ra thị trường hơn 3 tấn nấm thương phẩm.

Giá nấm sò từ 30.000 - 50.000 đồng/kg, nấm rơm, nấm mỡ từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, trừ các tri phí phôi, giống, trả lương cho công nhân… còn thu lãi trên 500 triệu đồng", Linh chia sẻ.

Sau nhiều năm vất vả, đến nay Linh đã sở hữu một cơ ngơi trồng nấm khang trang, bề thế. Những loại nấm như nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò dưới sự chăm sóc cẩn thận của cô gái 9x xinh xắn cứ đều đặn “ra lò” mỗi vụ, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho cả gia đình.

Bên cạnh đó, trang trại của Linh cũng tạo việc làm lúc nông nhàn cho trên 10 lao động với mức thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

11-49-52_nh-2
Đằng sau thành công của Linh luôn có sự ủng hộ của gia đình

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm