| Hotline: 0983.970.780

Bộ Y tế cảnh báo bệnh truyền nhiễm lây lan rộng ở miền Bắc

Chủ Nhật 24/12/2023 , 13:56 (GMT+7)

Bộ Y tế cảnh báo miền Bắc đang vào giai đoạn mùa đông xuân, hanh khô, nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm và khả năng lây lan rộng.

Miền Bắc đang vào giai đoạn mùa đông xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô, nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm và khả năng lây lan rộng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Miền Bắc đang vào giai đoạn mùa đông xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô, nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm và khả năng lây lan rộng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh mùa đông

Bộ Y tế đã có công văn gửi các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về việc tăng công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông – xuân năm 2023-2024.

Theo Bộ Y tế, miền Bắc đang vào giai đoạn mùa đông xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô, nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm và khả năng lây lan rộng. Trong đó nổi bật là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm.

Hiện nay, các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh có vaccine dự phòng đang tăng ở nhiều nơi. Thêm vào đó, trong dịp Tết 2024 và lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao cùng với diễn biến thời tiết bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan.

Trên cơ sở này, bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành hướng dẫn cho UBND các cấp về trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo kinh phí và nguồn lực trong công tác này… Các đơn vị y tế lấy mẫu, giải trình tự gene phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Ngoài ra, các đơn vị y tế trên địa bàn theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh, lưu ý theo dõi các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus; chủ động triển khai, giám sát dựa vào thực tế để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế…

Các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, thường xuyên tổ chức diệt bọ gậy, lăng quăng; tuyên truyền người dân giảm dụng cụ chứa nước không cần thiết, lật úp, thu gom loại bỏ dụng cụ phế thải. 

Trẻ em mắc cúm A dễ bị biến chứng viêm phổi, phải thở ô xy, ngoài ra, một số bị viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim. Ảnh minh họa: Thùy Lâm.

Trẻ em mắc cúm A dễ bị biến chứng viêm phổi, phải thở ô xy, ngoài ra, một số bị viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim. Ảnh minh họa: Thùy Lâm.

Bệnh nhân mắc cúm A ở Hà Nội tăng cao

Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội tiếp nhận nhiều bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi đến khám, được xét nghiệm và chẩn đoán mắc các bệnh cúm A.

Đây là một loại cúm mùa có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu tháng 12 đến nay, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 100 trẻ mắc cúm A. Trong đó có những trường hợp biểu hiện nặng, có biến chứng, được chỉ định nhập viện.

Trẻ em mắc cúm A dễ bị biến chứng viêm phổi, phải thở ô xy, ngoài ra, một số bị viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim.

Gần 1 tháng nay, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận hơn 150 trường hợp trẻ em đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp, trong đó chủ yếu là cúm A, RSV.

Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhân là trẻ em tới khám và nhập viện cũng tăng cao.

Các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp các bé lây chéo cúm A ở trường học. Nhiều trẻ bị mắc và lây cho cả gia đình, xét nghiệm đều cho kết quả mắc cúm A.

Theo các bác sĩ, đôi khi các triệu chứng cúm A tự khỏi, hoặc nhẹ có thể điều trị tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh không được chủ quan mà nên đến cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.

Đặc biệt, với người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi, và người mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi, đái tháo đường... bệnh dễ biến chuyển thành ác tính.

Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là gây phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao. Cần lưu ý thêm với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A cũng có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thời điểm cuối năm, các bệnh hô hấp, trong đó có cúm A, thường gia tăng, đáng lo ngại là năm nay số ca mắc và nhập viện đồng loạt tăng.

Nguyên nhân một phần là do thời tiết đông xuân lạnh là điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan mạnh hơn.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và rất nhanh trong cộng đồng.

Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.

Virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi. Do đó, con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt bắn.

Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn sẽ chạm vào miệng, mũi của người đối diện khiến mắc bệnh, hoặc cũng có thể do chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.

Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể... Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, bệnh cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm mới) nhưng theo quy luật nhất định về di truyền.

Mỗi năm, chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc-xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: Tùng Đinh.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: Tùng Đinh.

Biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 gia tăng trên toàn cầu

Ngày 23-12, trước sự gia tăng số người mắc Covid-19 tại nhiều nước trên thế giới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận thông tin biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu.

Biến thể JN.1 thuộc nhóm biến thể cần quan tâm theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron.

Hiện chưa có bằng chứng về sự tăng nặng so với các biến thể trước đó và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp trên cấp độ toàn cầu.

Tuy nhiên, WHO cũng cảnh báo, số ca mắc SARS-CoV-2 nói riêng và các bệnh đường hô hấp khác nói chung sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhất là ở các quốc gia đang bước vào mùa đông, có thể làm gia tăng các trường hợp phải nhập viện điều trị.

Tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, tình hình Covid-19 vẫn đang được kiểm soát, số ca mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.