| Hotline: 0983.970.780

Bệnh viện Đại học Y lập khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại

Thứ Ba 21/12/2021 , 09:39 (GMT+7)

Chiều 20/12, Bệnh viện Đại học Y khánh thành khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại, chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm như cúm, HIV, Covid-19... dưới sự hỗ trợ của Mỹ.

Bệnh viện Đại học Y khánh thành khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại, chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm như cúm, HIV, Covid-19. Ảnh: Tùng Đinh.

Bệnh viện Đại học Y khánh thành khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại, chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm như cúm, HIV, Covid-19. Ảnh: Tùng Đinh.

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cảm ơn Đại sứ quán Mỹ, CDC Mỹ và các bên vì những nỗ lực và sự hỗ trợ để bệnh viện để nhanh chóng hình thành bài bản một khoa điều trị các bệnh truyền nhiễm và bên cạnh đó còn thực hiện các hoạt động mở rộng giúp cho cuộc sống của bệnh nhân như hỗ trợ bệnh nhân HIV tái hòa nhập cộng đồng. Đây là điểm khác biệt của khoa đối với các khoa về bệnh truyền nhiễm khác.

Trong khi đó, Đại biện lâm thời phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, bà Marie Damour tái khẳng định CDC Mỹ và Mỹ cam kết mạnh mẽ với việc xây dựng năng lực y tế cho các tổ chức ở Việt Nam.

Mỹ trân trọng, tự hào về mối quan hệ hợp tác và đánh giá cao bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những đơn vị mạnh trong nghiên cứu và giảng dạy. Bà Damour tin rằng khoa mới thành lập sẽ là đơn vị tuyệt vời cho các bệnh nhân bệnh nhân mới và kỳ vọng vào kết quả tốt đẹp của các mô hình thí điểm khoa đã và sẽ triển khai trong thời gian tới.

Các đại biểu cắt băng khánh thành khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại. Ảnh: Tùng Đinh.

Các đại biểu cắt băng khánh thành khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại. Ảnh: Tùng Đinh.

Khoa gồm một khu sàng lọc Covid-19, một phòng khám bệnh nhiệt đới để sàng lọc các mặt bệnh truyền nhiễm và phòng khám để điều trị nội trú. Nhiệm vụ khám và điều trị các bệnh lý truyền nhiễm cấp tính như hô hấp tiêu hóa; các bệnh gây dịch như sốt xuất huyết, cúm và các bệnh lý nấm, ký sinh trùng, bệnh nhân viêm gan virus mạn tính; HIV, can thiệp giảm hại chất gây nghiện...

Đặc biệt, khoa trực tiếp sàng lọc, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân Covid-19. Các bác sĩ kết nối và chăm sóc điều trị tại nhà, trường hợp cấp cứu chuyển xuống Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 ở Hoàng Mai (cơ sở 2 bệnh viện). Đây cũng là nơi hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện cả nước.

Theo Đại biện Marie Damour, việc thành lập khoa Bệnh nhiệt đới và Can thiệp giảm hại tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội với sự hỗ trợ của CDC lần này sẽ giúp những người sống chung với HIV có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh hơn, đồng thời giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh. Mô hình cung cấp các dịch vụ toàn diện để không chỉ những người có HIV mà những người ở trong các nhóm nguy cơ bệnh truyền nhiễm khác, trong hoàn cảnh sợ bị phân biệt đối xử, có thể có các dịch vụ họ cần là một điều rất quan trọng.

Khoa gồm một khu sàng lọc Covid-19, một phòng khám bệnh nhiệt đới để sàng lọc các mặt bệnh truyền nhiễm và phòng khám để điều trị nội trú. Ảnh: Tùng Đinh.

Khoa gồm một khu sàng lọc Covid-19, một phòng khám bệnh nhiệt đới để sàng lọc các mặt bệnh truyền nhiễm và phòng khám để điều trị nội trú. Ảnh: Tùng Đinh.

Từ tháng 10/2012, trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ đã tài trợ cho Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (BVĐHYHN) trong các hoạt động vai trò quan trọng đối với kiểm soát dịch HIV tại Việt Nam, góp phần hỗ trợ các chuyên gia về điều trị lạm dụng chất và phòng ngừa HIV ở các quần thể đích, đồng thời nhân rộng năng lực của các trung tâm nghiên cứu trường.

“Trong 9 năm, tổng số tài trợ của chúng tôi lên tới gần 5 triệu USD. Ngoài tài chính thì mối quan hệ hợp tác còn là về kỹ thuật, các chuyên gia của CDC và trường ĐH Y đã làm việc và đóng góp vào công cuộc phòng chống HIV tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào về điều này”, BS Eric Dziuban, Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam nói.

Từ năm 2017-2019, CDC Mỹ tài trợ cho một nghiên cứu quan trọng về tỷ lệ mới mắc HIV ở nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tại Hà Nội. Kết quả cho thấy cứ 100 MSM thì có 7 người có thể nhiễm HIV trong vòng một năm. Những dữ liệu này cũng đã giúp cho định hướng chiến lược của Chương trình PEPFAR (Kế hoạch Khẩn cấp Cứu trợ AIDS của Tổng thống Mỹ) về việc phòng ngừa HIV trong nhóm MSM.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.