| Hotline: 0983.970.780

Bón phân cho lúa đặc sản

Thứ Sáu 16/10/2020 , 07:45 (GMT+7)

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, đã sản sinh ra nhiều giống lúa đặc sản, ngon nức tiếng cả trong và ngoài nước.

Lúa đặc sản hầu hết là lúa thơm chất lượng cao, hạt gạo khi nấu chín ăn vào có vị ngọt, dẻo, mềm, thơm mùi đặc trưng, tùy từng giống. Có thể kể như nàng thơm chợ đào, Nàng Hương, tám thơm, tám xoan, Jasmine, Một bụi đỏ, hay là các giống ST đặc sản như ST20, ST24, ST25. 

Các giống lúa đặc sản của Việt Nam hiện được thị trường rất ưa chuộng, sản lượng xuất khẩu tăng dần qua từng năm. Thị trường rộng mở, giá bán cao nên diện tích canh tác lúa đặc sản cũng được mở rộng. Đặc biệt, với giống ST24, ST25, tại hầu hết các tỉnh ven biển, vùng lúa-tôm của đồng bằng sông Cửu Long, bà con đã đưa vào sản xuất.

Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa của Công ty Bình Điền. Ảnh: Phi Long.

Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa của Công ty Bình Điền. Ảnh: Phi Long.

Theo kỹ sư Hồ Quang Cua - cha đẻ của giống ST24, ST25, thì hai giống này có phẩm chất gạo ngon, hạt gạo trắng, thon, dài, thơm và mềm cơm, năng suất cao, khả năng chống chịu hạn mặn và sâu bệnh rất tốt. So với các giống lúa khác, đây là giống lúa thơm có đặc tính chịu mặn, kháng đạo ôn cấp 2 và bệnh bạc lá, thân cứng chống đổ ngã, phổ thích nghi rộng, nhất là thích nghi vùng canh tác luân canh lúa-tôm, đạt năng suất cao ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Qui trình sản xuất, vì vậy, khá thuận lợi và dễ dàng.

Theo các nhà khoa học, bón phân cho lúa đặc sản, các giống lúa thơm, điều quan trọng là không được bón thừa phân đạm. Vì vừa có thể gây ảnh hưởng năng suất do phát sinh bệnh hại trong quá trình cây sinh trưởng vừa khiến giảm hoặc mất phẩm chất ngon của giống. Bón theo nhu cầu của cây vào các thời điểm điểm sinh trưởng ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, đón đòng đặc biệt bổ sung trung, vi lượng nhằm giúp tăng tính thơm cho lúa. Có thể dùng các loại phân hữu cơ bón lót tốt cho tính thơm của gạo.

Phân Đầu Trâu chuyên dùng bón thúc cho lúa của Công ty Bình Điền. Ảnh: Phi Long.

Phân Đầu Trâu chuyên dùng bón thúc cho lúa của Công ty Bình Điền. Ảnh: Phi Long.

- Lượng phân bón cho 1ha đối với lúa thơm cao sản:

+ Với đất phù sa vụ đông xuân bón: 90 - 100kg đạm + 40 - 50kg lân + 30 - 50kg kali, vụ hè thu và thu đông bón: 70 - 90kg đạm + 50 - 60kg lân + 30 - 50kg kali.

+ Với đất phèn nhẹ vụ Đông Xuân bón 80 - 100kg đạm + 40 - 60 kg lân + 30 - 50kg kali; vụ Hè Thu và Thu Đông: 70 - 80kg đạm + 50 - 60kg lân + 30 - 50kg kali.

+ Đất phèn trung bình vụ Đông Xuân bón 60 - 80kg đạm + 40 - 60kg lân + 30 - 50kg kali; vụ Hè Thu và Thu Đông: 60 - 70kg đạm + 60 - 80 lân + 30 - 50kg kali.

- Cần bón lót bổ sung phân hữu cơ các loại càng nhiều càng tốt nhằm cải tạo đất và tăng tính thơm cho lúa. Nếu sử dụng phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu HCMK 6, lượng bón 200 – 400 kg/ha thì giảm 10% tổng lượng phân hóa học 10%.

Có thể áp dụng quy trình bón phân Đầu Trâu cho lúa đặc sản như sau:

- Bón lót 200-400 kg hữu cơ sinh học Đầu Trâu HCMK 6.

- Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ, bón 150 kg/ha Đầu Trâu Agro Lúa 1.

- Giai đoạn 18-22 ngày sau sạ, bón 150-200 kg/ha Đầu Trâu Agro Lúa 1.

- Giai đoạn đón đòng, bón 100 kg/ha Đầu Trâu Agro Lúa 2.

Riêng, giống lúa ST24, ST25 sản xuất trên vùng lúa-tôm, PGS.TS Mai Thành Phụng cho biết, bà con nên áp dụng qui trình canh tác lúa thông minh, sạ thưa kết hợp bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, lượng bón 100 – 160 kg/ha. Điều này, sẽ giúp hạ phèn, giải mặn cho đất, giúp lúa khỏe, cứng cây, ứng phó tốt với tình hình thời tiết bất lợi như hiện nay. Giai đoạn bón thúc, bà con chỉ sử dụng 1 loại phân bón chuyên dùng Đầu Trâu lúa tôm với tỉ lệ NPK cân đối 21-10-10 và trung, vi lượng cho cả vụ.

Xem thêm
Sâu cuốn lá và cách phòng trị

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, nhất là ở vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng nông sản...

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?