| Hotline: 0983.970.780

Bón phân cho ngô, cây phàm ăn

Thứ Năm 18/09/2014 , 08:56 (GMT+7)

Thực tế, nếu muốn tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong những năm tới, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón có đóng góp quan trọng. 

Nhu cầu ngô hạt để chế biến làm TĂCN trong nước là rất lớn. Hằng năm nước ta phải NK hàng triệu tấn ngô, trong khi tiềm năng SX còn nhiều nên chủ trương lớn của Bộ NN-PTNT là sẽ chuyển đổi những diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.

Ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng trong nhiều vùng sinh thái khác nhau. Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, thức ăn cho vật nuôi mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn.

Trong những năm qua, SX ngô ở nước ta không ngừng tăng nhanh về diện tích và sản lượng. Năm 2013 diện tích ngô cả nước trên 1,1 triệu ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn. Năm 2013 diện tích ngô từ 1,15 - 1,18 triệu ha.

Thực tế, nếu muốn tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong những năm tới, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón có đóng góp quan trọng. Trong các tiến bộ kỹ thuật về phân bón đem lại hiệu quả cao hiện nay, bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ngô mang lại ưu thế vượt trội.

Điển hình là TP Hà Nội, diện tích ngô năm 2014 gần 19.000 ha, trong đó vụ xuân 5.000 ha, vụ hè trên 4.000 ha và vụ đông kế hoạch 9.600 ha. Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết: "Ngô là cây phàm ăn, nhiều diện tích trồng trên vùng đất bãi ven sông chuyên canh ngô 2 - 3 vụ/năm nên cần bón bổ sung một lượng dinh dưỡng lớn, nhất là muốn đạt năng suất cao cần bổ xung các chất vi lượng.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng cao với tỷ lệ các chất cân đối, hợp lý, trong đó có lân Văn Điển chậm tan bón cho đất bãi chân cao đỡ bị rửa trôi, có nhiều chất trung lượng và vi lượng góp phần cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng, tăng sức chống chịu, hạn chế sâu bệnh".

Đồng tình với nhận xét trên, bà Lê Thị Kim Thúy, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho hay, diện tích ngô cả năm của huyện trên 600 ha. Trước bà con bón lân Văn Điển, nay bón NPK Văn Điển đã thành tập quán vì đa số đất của Mỹ Đức là đất chua, phân Văn Điển có tính chất kiềm nên ngoài ý nghĩa thâm canh còn có ý nghĩa về cải tạo đất. Phân NPK Văn Điển giúp cho cây ngô có màu xanh sáng, tốt bền, lá xanh tươi đến lúc thu hoạch nên bắp đẫy hạt, sáng đẹp, hàm lượng tinh bột cao.

Để làm ra loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho ngô, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển có sự giúp đỡ rất lớn từ các nhà khoa học trong lĩnh vực trồng trọt và thổ nhưỡng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ĐBSH, để tạo ra 1 tấn hạt, ngô không chỉ lấy từ trong đất 22,3 kg N, 8,2 kg P2O5 và 12,2 kg K2O mà còn rất nhiếu các chất trung, vi lượng quan trọng khác.

Qua thực tế chỉ đạo từ cơ sở, ông Vũ Đức Phát, Chủ nhiệm HTXNN Vạn Kim, huyện Mỹ Đức tâm sự: “Bón phân NPK Văn Điển cho ngô thời gian đầu cây lên chậm nhưng sau đó lá xanh dày, bộ rễ khỏe, gặp mưa úng ngô chóng hồi phục, hạn chế bệnh chân chì huyết dụ, tăng khả năng chịu rét, lúc chín ruộng ngô đẹp lá vàng đều không bị khô táp sớm như bón nhiều đạm. Năng suất cao do bắp to, hạt xếp kín và múp đầu".

Qua các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh vai trò ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đối với ngô như sau:

+ Đạm có vai trò quan trọng nhất, nó có thành phần trong cấu tạo tế bào, thành phần của protein, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Thừa đạm lá xanh đen, ngô không có hạt, có nhánh, lá bi dài ra, râu trắng.

+ Lân giúp phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống úng, hạn, chống rét, chống sâu bệnh và tăng phẩm chất hạt. Thiếu lân bắp đuôi chuột, cong queo, hàng hạt không thẳng, ngô chân chì, lá huyết dụ.

+ Kali quan trọng sau đạm, lượng cần xấp xỉ như đạm. Kali giúp ngô tăng khả năng quang hợp, tăng hút các chất dinh dưỡng, tăng vận chuyển các chất về hạt, tăng khả năng chịu rét, giảm sâu bệnh. Thiếu kali bắp nhỏ, dễ đổ, mép lá vàng, bắp đuôi chuột.

Bà Nguyễn Thị Nhâm, Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Nam chia sẻ, phân NPK Văn Điển giàu các chất vi lượng bổ sung cho đất màu bãi ven sông đang thiếu hụt, có tỷ lệ canxi cao có tác dụng khử chua cho đất ngô ở trong đồng.
Ruộng bón phân Văn Điển lúc đầu nông dân hơi sốt ruột nhưng càng về sau càng thấy phát huy tác dụng.
Cây ngô có độ cao vừa phải chắc khỏe, bộ lá đẹp xanh bền đến lúc chín nên cho năng suất cao.

+ Ca (canxi) tăng cường vững chắc của tế bào, giúp hình thành lông hút ở bộ rễ và lưu thông tinh bột, hạn chế độc hại của sắt trong đất khi dư thừa, khử chua, ổn định quá trình dinh dưỡng của cây.

+ Mg (magie) là nhân tố quan trọng trong diệp lục, tăng cường khả năng quang hợp, có vai trò đồng hóa và vận chuyển photpho.

+ Si (silic) giúp làm cho thành mạch vành tế bào dầy cứng tăng khả năng chống đổ và chống sâu bệnh.

+ Các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... cây ngô cần một lượng nhỏ nhưng rất cần thiết. Nếu thiếu cây trồng sinh trưởng, phát triển kém và dễ mắc một số bệnh.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển 5.10.3 (dạng vê viên) chuyên dùng cho ngô để bón lót và phân đa yếu tố NPK Văn Điển 14.8.7 (dạng trộn 3 hạt) để bón thúc là hai loại phân có đầy đủ các chất như trên và có tỷ lệ các chất cân đối phù hợp theo yêu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô.

Loại phân bón lót cho ngô NPK Văn Điển 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng N 5%, P2O5 10%, K2O 3%, các chất trung lượng S 2%, MgO 9%, CaO 15%, SiO2 14% và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%. Mức bón 18 - 20 kg/sào, cuốc hốc hoặc đánh rãnh, rải phân NPK cùng với phân chuồng, lấp đất dày 4 - 5 cm kín phân, sau đó tra hạt hoặc đặt bầu.

Loại phân bón thúc cho ngô NPK Văn Điển 14.8.7 có thành phần dinh dưỡng N 14%, P2O5 8%, K2O 7%, các chất trung lượng S 2%, MgO 6%, CaO 12%, SiO2 9% và các chất vi lượng, tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%. Mức bón 30 - 40 kg/sào. Chia làm 3 đợt, đợt 1 khi ngô 3 - 4 lá bón 10 - 12 kg; đợt 2 khi ngô 7 -8 lá bón 12 - 15 kg; đợt 3 khi ngô xoắn nõn bón từ 8 - 10 kg/sào. Bón phân xa gốc, kết hợp với vun gốc lấp kín phân.

Ở tỉnh Hà Nam, nhiều vùng ngô đã sử dụng quen phân NPK Văn Điển bón cả 2 loại trên đủ số lượng nên không phải bón thêm một loại phân nào khác mà rất hiệu quả. Nhiều Chủ nhiệm HTXNN của Hà Nam cũng có những nhận xét rất sinh động về tác dụng của phân NPK Văn Điển bón cho cây ngô.

Theo ông Lê Văn Tốn, Chủ nhiệm HTXNN Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, bón phân Văn Điển ngô thân cứng, lá dày màu xanh sáng, hạn chế bị đổ gẫy, giảm sâu bệnh, bộ lá tốt bền, xanh đều khi bắp đã vàng bẹ, sai bắp, bắp to múp đầu, hạt xếp sít và có màu hạt đẹp đặc trưng của giống.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm