| Hotline: 0983.970.780

Bón phân hữu cơ cải tạo đất

Thứ Ba 12/07/2016 , 07:01 (GMT+7)

Trạm BVTV huyện Mê Linh phối hợp với UBND xã Tráng Việt, HTXNN Đông Cao thực hiện mô hình thử nghiệm bón phân hữu cơ cải tạo đất trên cải củ...

Do việc lạm dụng phân bón vô cơ diễn ra trong thời gian dài, trong khi lượng phân hữu cơ bà con nông dân sử dụng ngày càng ít khiến đất trồng rau màu bị thoái hóa, không đáp ứng yêu cầu về môi trường và dinh dưỡng cho cây trồng.

Thực hiện nhiệm vụ Chi cục BVTV Hà Nội giao, Trạm BVTV huyện Mê Linh phối hợp với UBND xã Tráng Việt, HTXNN Đông Cao thực hiện mô hình thử nghiệm bón phân hữu cơ cải tạo đất trên cải củ.

Theo Trạm BVTV huyện Mê Linh, hiện trên địa bàn huyện có trên 1.000ha sản xuất rau, trong đó có 568ha được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, riêng xã Tráng Việt đã được cấp 118ha. Đây là xã có điều kiện đất đai thuận lợi, người dân địa phương cần cù, chịu khó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nghề trồng rau. Tuy nhiên, việc sản xuất rau của bà con chủ yếu theo tập quán cũ, dựa vào kinh nghiệm là chính.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn tại các vùng rau tập trung được tốt và từng bước đi vào nề nếp, giúp người tiêu dùng có những địa chỉ tin cậy về sản phẩm rau đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao nhận thức và đời sống nhân dân, Trạm BVTV huyện Mê Linh phối hợp với UBND xã Tráng Việt, HTX Đông Cao thực hiện mô hình thử nghiệm bón phân hữu cơ cải tạo đất trên cải củ.

19-50-31_dsc06956
Ảnh: Nguyên Huân

 

Mục đích xây dựng mô hình nhằm giúp nông dân hiểu biết và ứng dụng bón phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao nhằm cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sâu bệnh, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là tiển đề để làm ra những nông sản an toàn chất lượng.

Địa điểm được lựa chọn là khu Bãi Non của HTXNN Đông Cao có quy mô 6 sào với 3 công thức: Đậu tương bột (30 kg/sào, bón lót), phân Fertiplus 4-3-3-65OM (30 kg/sào, bón lót) và tập quán của nông dân; các biện pháp kỹ thuật khác như giống, mật độ trồng… như nhau.

Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Mê Linh Bùi Mạnh Tiến cho biết, các chỉ tiêu sinh trưởng có sự khác biệt ở các công thức: Chiều cao cây ở công thức bón đậu tương 5,9 cm, tập quán nông dân 5,82 cm, phân Fertiplus 5,6 cm; số lá ở công thức bón đậu tương 1,74 lá, phân Fertiplus 1,62 lá và tập quán nông dân 1,56 lá. Công thức bón đậu tương và phân Fertiplus là phân bón hữu cơ có hàm lượng đạm cao nên cây khỏe mạnh, sức chống chịu với sâu bệnh hại cao, số lần phun thuốc BVTV thấp hơn tập quán nông dân.

19-50-31_img_3462
Ảnh: Đăng Quân

 

Về năng suất, theo Trạm trưởng Trạm BVTV Mê Linh Bùi Mạnh Tiến, năng suất cải củ ở công thức bón đậu tương cao nhất đạt 1.855 kg/sào, đến tập quán nông dân và cuối cùng là phân Fertiplus. Lợi nhuận thu được sau khi trừ hết các chi phí công thức bón bột đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt gần 6,6 triệu đồng/sào, đến tập quán nông dân 5,7 triệu/sào và phân Fertiplus 5,4 triệu đồng/sào.

Mô hình thử nghiệm phân bón hữu cơ có hàm lượng đạm cao trên cải củ tại xã Tráng Việt bước đầu đã đạt được kết quả tốt, một số nông dân có nhận thức tốt hơn về việc sử dụng phân bón hữu cơ vừa hạn chế sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV, vừa hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường.

Để không ngừng phổ biến và nhân rộng mô hình, Trạm BVTV Mê Linh đề nghị địa phương và nông dân tích cực tuyên truyền đến các hộ nông dân khác tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là phân bón từ bột đậu tương. Đề nghị Chi cục BVTV Hà Nội tiếp tục làm thử nghiệm trên các loại rau khác.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.