| Hotline: 0983.970.780

Brazil mở cửa cho ngô biến đổi gen của Mỹ

Thứ Năm 01/07/2021 , 16:16 (GMT+7)

Ngô biến đổi gen của Mỹ đã được Brazil cho phép nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường này nhằm gia tăng nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Ngô biến đổi gen của Mỹ đã được phép nhập khẩu và tiêu thụ ở Brazil. Ảnh: TL.

Ngô biến đổi gen của Mỹ đã được phép nhập khẩu và tiêu thụ ở Brazil. Ảnh: TL.

Trong tháng 6 vừa qua, Ủy ban Kỹ thuật An toàn Sinh học Quốc gia Brazil (CTNBio) đã công bố việc cho phép nhập khẩu và thương mại hóa các sản phẩm ngô biến đổi gen, hoạt động này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.

Nghị quyết trên đã được đón nhận và ủng hộ đặc biệt bởi các đơn vị hoạt động trong ngành chăn nuôi bởi hiện tại giá ngô ở Brazil đang bị đẩy lên cao do nguồn sản xuất trong nước đang giảm sút.

Các giống ngô biến đổi gen được trồng ở Mỹ vốn chưa được phép nhập khẩu và tiêu thụ tại Brazil, đến nay đã được CTNBio ủng hộ và phê duyệt. Văn phòng đại diện của CTNBio xác nhận rằng các đánh giá kỹ thuật về vấn đề này đã được công bố trên tạp chí Diário Onking da União vào tuần trước.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung cấp Thực phẩm của Brazil, bà Tereza Cristina, cho biết: “Thông tin chính thức về việc nhập khẩu ngô biến đổi gen của Mỹ sẽ sớm được thông báo. Việc công bố Nghị quyết mới về vấn đề tiến hành thương mại hóa các sản phẩm biến đổi gen là bước cuối cùng cần được thực hiện nhằm hướng tới việc thương mại quốc tế”.

Ông Othon Abrahão, Giám đốc Công nghệ Sinh học của tổ chức CropLife Brazil, cho rằng: “Brazil không phải là quốc gia có lượng nhập khẩu ngô lớn. Tuy nhiên, do giá trị cao, Nghị quyết này đã giúp tăng nguồn cung nguyên liệu đáp ứng nhu cầu trong nước, giúp giảm giá thức ăn chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp giá thịt lợn và thịt gia cầm rẻ hơn”.

Quyết định của CTNBio cũng đáp ứng yêu cầu của Hiệp hội Protein động vật Brazil (ABPA) vào tháng 5 về các biện pháp giúp giảm chi phí sản xuất cho người chăn nuôi gia cầm và lợn. Chỉ tính trong tháng 5 vừa rồi, giá ngô và khô đậu tương, hai loại thức ăn chính cho gia cầm và lợn, đã tăng giá tương ứng 100% và 60% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí cho hai loại này chiếm tới 70% chi tiêu của ngành.

Trong số các biện pháp được nêu ra bởi ABPA có yêu cầu cấp phép nhập khẩu các loại ngô biến đổi gen trước đó chưa được CTNBio phê duyệt. Theo chủ tịch của ABPA, Ricardo Santin, các sản phẩm này rẻ hơn những loại mà Brazil đã mua.

Brazil là nước sản xuất ngô lớn thứ 3, sau Mỹ và Trung Quốc, nhưng hạn hán đã gây thiệt hại cho vụ thu hoạch quốc gia. Với lượng mưa thấp trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay, vụ ngô này của Brazil sẽ ít hơn nhiều so với dự kiến. Do đó, ngành công nghiệp sản xuất thịt đã yêu cầu phê duyệt hai loại ngô biến đổi gen của Mỹ và được CTNBio đánh giá là an toàn.

Ở Brazil, 96% sản lượng ngô được sản xuất là từ các giống biến đổi gen, và một phần trong số đó được đưa đi tiêu thụ. Nhưng mỗi loại khi lên các kệ siêu thị đều cần được CNTBio cấp phép.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm