| Hotline: 0983.970.780

Bún ngô Lạng Sơn nổi nhờ chuyến thăm của Kim Jong-un

Thứ Ba 10/03/2020 , 08:30 (GMT+7)

Nhiều phóng viên Hàn Quốc, Nhật Bản tới Lạng Sơn trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un năm ngoái đã góp phần mang bún ngô Đình Lập đến với nhiều người.

Sào phơi bún ngô trong cơ sở bún ngô Thuận Anh, huyện Đình Lập, Lạng Sơn. Ảnh: Văn Việt. 

Sào phơi bún ngô trong cơ sở bún ngô Thuận Anh, huyện Đình Lập, Lạng Sơn. Ảnh: Văn Việt. 

"Từ sau đợt ấy, nhiều khách hàng ở Nhật, ở Hàn đặt hàng tôi lắm. Người Việt mình ở bên ấy, rồi ở trong nước cũng gọi điện đặt bún ngô khô Đình Lập", chị Bế Thị Lan Anh, chủ thương hiệu bún ngô Thuận Anh, cho biết.

Nhiều người dùng phản hồi họ thấy thích thú trước hương vị thơm ngon của bún ngô. Loại bún này dù bỏ vào nồi lẩu sôi sùng sục cỡ 20 phút vẫn không bị nát.

"Ngoài để ăn lẩu dê, lẩu bò khá hợp, bún ngô khô hợp nhất với các món xào. Ăn hơi giống mỳ Ý", chị Lan Anh nói. 

Sản lượng hiện giờ của bún ngô Thuận Anh là 1 đến 1,5 tấn mỗi ngày. Tất cả đều có hợp đồng bao tiêu sản phẩm và đảm bảo chất lượng.

Mỗi ngày cả gia đình 4 người từ mẹ chồng, hai vợ chồng, cô em chồng của chị Lan Anh dậy từ 3h sáng, tất tả cho ngô vào máy tách hạt. Ba lần tách để đổi lấy mẻ nguyên liệu đầu tiên. Lý do là cần hạt chắc mẩy. Ngô tách xong được mang đi ngâm 48 tiếng, cứ 12 tiếng một lần thay nước để bớt mùi nồng của ngô. 

Lúc này, nhà chị Lan Anh lại mang hạt ngô đi nghiền thành bột, rồi dùng máy nhào. Khi nghiền xong mà chưa đủ độ ẩm thì cho vào máy nhào để tạo độ ẩm và độ keo. Tiếp theo là đưa lên máy ép thành sợi, xong rồi thì ủ trong vòng 1 đêm, hôm sau thì mang ra phơi. Đến lúc khô thì đóng túi và mang ra thị trường.

Ngô được tách xong sẽ cho vào ngâm nước để mềm. Vài tiếng sau, chị Lan Anh cho ngô vào máy nghiền, từ lúc này, dây chuyền khép kín từ nghiền bột, cho bột vào máy xay, tạo khuôn, cắt sợi, bắt đầu.

"Tính ra 3kg ngô chỉ lấy 1kg làm bún, phải lựa từng hạt chắc mẩy. Phần còn lại chúng tôi tận dụng làm thức ăn chăn nuôi", chị Lan Anh cho biết. 

Bình quân 3 tấn ngô sẽ cho 1 tấn bún thành phẩm. Mua tại cơ sở Thuận Anh là 40.000đ/kg, về đến Hà Nội, giá đã là 80.000đ/kg. Mỗi tháng, trừ chi phí, nhà chị Lan Anh để dư được 20 triệu đồng. Vào mùa cao điểm từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, cơ sở Thuận Anh phải thuê thêm chừng 20 nhân công, đồng nghĩa thu nhập cũng cao hơn nhiều lần. 

Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết thương hiệu bún ngô Thuận Anh đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh từ năm 2017. 

Bún ngô Thuận Anh giờ đã có trên kệ hàng ở các siêu thị, đại lý lớn của các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng và đã được chuỗi siêu thị lớn BigC đặt vấn đề ký kết tiêu thụ sản phẩm.

Đại diện Sở Công thương Lạng Sơn cho biết tỉnh không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vùng công nghiệp lớn như những tỉnh đồng bằng. Do đó, Sở chủ trương tìm kiếm, hỗ trợ phát triển những sản phẩm công nghiệp nông thôn mang tính đặc trưng, có tiềm năng lớn của địa phương nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm