| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát bệnh khảm lá sắn

Thứ Tư 17/03/2021 , 17:00 (GMT+7)

Đây là vụ thứ 3 liên tiếp, tỉnh Quảng Ngãi bùng phát bệnh khảm lá sắn với hàng ngàn ha diện tích bị nhiễm bệnh và đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng.

Bệnh khảm lá sắn đã bùng phát tại nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: L.K.

Bệnh khảm lá sắn đã bùng phát tại nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: L.K.

Quảng Ngãi là địa phương có diện tích trồng sắn tương đối và phân bố khắp các huyện, thị xã, thành phố. Vụ sản xuất năm 2020, tỉnh này có hơn 16.000ha diện tích canh tác cây sắn với sản lượng đạt hơn 311.000 tấn.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, vụ sắn năm 2021, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã xuống giống được hơn 14.200ha sắn nhưng đã thống kê được hơn 2.400ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá tập trung tại các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, TP Quảng Ngãi và Bình Sơn.

Đặc biệt, huyện Sơn Hà là địa phương có diện tích sắn bị nhiễm nhiều nhất với khoảng 2.000 ha. Diện tích này bùng phát mạnh nhất bắt từ đầu tuần và xuất hiện trên 2 giống chủ yếu là KM140 và KM94, nhiễm nặng hơn ở giống KM140. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, tỉnh này bùng phát bệnh khảm lá sắn.

Vào năm 2019, Quảng Ngãi có khoảng 600ha bị nhiễm, đến năm 2020 diện tích nhiễm bệnh lên đến 4.800ha. Vụ năm nay, dù người dân mới xuống giống được từ 1 – 3 tháng nhưng bệnh khảm lá đã nhanh chóng lây lan trên diện rộng. Do đó, khả năng trong thời gian tới, diện tích sẽ không dừng lại ở con số này mà còn tiếp tục tăng cao.

Trước đó, nhận định được mức độ nguy hiểm của bệnh khảm lá sắn, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá trên cây sắn do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Vào đầu vụ sản xuất sắn năm 2021, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của lãnh đạo các địa phương và các sở, ngành liên quan để bàn về giải pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các huyện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giúp người trồng sắn hiểu được đặc điểm, tác hại và cơ chế lây lan của bệnh. Từ đó đã đưa ra các giải pháp như: Không lấy hom giống trên các vùng bị nhiễm bệnh để làm giống; tăng cường phát hiện sớm và tiêu hủy những cây bị bệnh ngay từ đầu; phun thuốc trừ bọ phấn để tránh lây lan, phát tán mầm bệnh.

Ngoài ra, đối với những vùng đã bị nhiễm bệnh nặng và những vùng có ưu thế thì nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng để cắt nguồn bệnh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Vĩnh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi thì bệnh khảm lá vẫn xuất hiện trên địa bàn tỉnh là do người dân vẫn sử dụng nguồn giống, hom giống từ các vùng đã bị bệnh và bọ phấn trắng đã làm lây lan mầm bệnh.

Cũng theo ông Vĩnh, hiện nay, đối với những diện tích bị bệnh thì UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu được tác hại và đồng thuận nhổ bỏ những cây bị bệnh để tiêu hủy; dùng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ bọ phấn trắng và tiến hành sử dụng nguồn giống sạch trồng dặm lại những vùng đã nhổ bỏ, tiêu hủy để kịp thời vụ.

Về nguồn giống thì vừa qua, Cty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi đã tổ chức mua giống sắn từ các vùng không có bệnh khảm lá để cung cấp cho người dân. Theo kế hoạch, Cty dự kiến cấp phát khoảng 1.000ha. Tuy nhiên, tìm phôi giống an toàn, sạch bệnh là rất khó.

Để chủ động nguồn giống, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ liên kết với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lập dự án sản xuất giống cung cấp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, về phía Chi cục đã chỉ đạo phòng chuyên môn tham mưu, báo cáo Sở NN-PTNT để trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá cấp tỉnh”, ông Vĩnh cho biết.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất