| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát chuột, bọ trĩ hại lúa xuân

Chủ Nhật 12/02/2012 , 08:40 (GMT+7)

Dù đã chủ động phòng trừ từ thời điểm cận tết Nhâm Thìn nhưng nửa tháng qua, tại Quảng Nam, chuột và các loại sâu bệnh tiếp tục tấn công hàng loạt ruộng lúa ĐX, khiến nông dân  lo lắng.

Chuột hoành hành

Khoanh tay đứng nhìn 4 sào lúa của gia đình bị chuột tàn phá nghiêm trọng, ông Lê Thanh Mẫn (thôn Ngọc Liên, xã Điện An, huyện Điện Bàn) lắc đầu: “Trước tết, thấy chuột bùng phát, vợ chồng tui đã bỏ tiền ra mua cả chục cái bẫy về đặt. Tạm yên một thời gian, mấy ngày nay không biết ở đâu ra mà chuột lại xuất hiện nhiều vô kể. Toàn bộ diện tích lúa non đều bị chúng cắn nát và dẫm đạp tơi tả. Kiểu ni, mất mùa là chuyện không thể tránh khỏi”.

Chạy xe máy xuôi về vùng đông Điện Bàn, trên những cánh đồng lúa rộng mênh mông, đâu cũng thấy bóng nông dân. Kẻ đào hang, đặt bẫy, người xông thuốc xì gà, tất cả đang dốc toàn lực để chặn đứng sự hoành hành ngày càng dữ dội của lũ chuột.

Chỉ tay về phía 2 đám ruộng bị chuột cắn trụi, bà Nguyễn Thị Thủy (thôn Tứ Hà, xã Điện Ngọc, Điện Bàn) lo lắng: “Từ hôm mồng 5 tết đến nay, chuột kéo về từng đàn và gây hại trên diện rộng. Đặt bẫy không mang lại hiệu quả, tui đành nhờ người quen ở Đà Nẵng mua giúp 100.000 đồng thuốc xì gà về xông hang, nhưng đến giờ vẫn không thể tiêu diệt hết nó được. Gần cuối năm ngoái, dịch tai xanh bùng phát, cả 9 con heo choai đều bị tiêu huỷ hết, nếu chừ mất thêm vụ lúa ni nữa thì chắc chắn sẽ khó khăn”.

Ông Lê Ngọc Nhiệm, cán bộ phụ trách kỹ thuật, Trạm BVTV Điện Bàn cho biết, thời điểm cận tết, trên địa bàn huyện chỉ có vài héc-ta lúa bị chuột cắn phá với mức độ nhẹ. Thế nhưng, hơn nửa tháng trở lại đây số diện tích bị loài sinh vật cực kỳ nguy hiểm ấy gây hại cứ tăng lên theo cấp số nhân. Theo ông Nhiệm, tính đến giờ này Điện Bàn đã có gần 52 ha lúa bị chuột tấn công với tỷ lệ hại bình quân 5- 10%, thậm chí nhiều chân ruộng ở các xã Điện Nam Bắc, Điện Dương, Điện Nam Trung, Điện Ngọc, Điện Nam Đông, Điện Minh... từ 25- 30%.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Tấn, Trạm trưởng Trạm BVTV Điện Bàn thông tin, để giảm thiểu thiệt hại do chuột gây ra, lãnh đạo đơn vị khẩn trương cắt cử nhiều cán bộ kỹ thuật về đứng canh tại các địa phương nhằm kịp thời hỗ trợ chính quyền cơ sở và nông dân những biện pháp tiêu diệt chuột hữu hiệu nhất. Ông Tấn cũng cho biết thêm, từ nguồn kinh phí do ngân sách huyện cấp, các cơ quan hữu trách ở Điện Bàn đã mua hơn 1.000 chiếc bẫy hình bán nguyệt để chi viện cho rất nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tại các xã Điện Phương, Điện Thọ, Điện Phong, Điện Hoà...

Không chỉ nông dân Điện Bàn lao đao, hiện nay hàng nghìn hộ dân khác trên địa bàn Quảng Nam cũng đang thấp thỏm âu lo trước sự bùng phát ngày càng mạnh của chuột. Theo thống kê mới nhất từ phía ngành nông nghiệp, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 179 ha lúa bị chuột cắn phá, trong đó Đại Lộc và Phú Ninh là 2 huyện có diện tích nhiều nhất.

Không ít người lo ngại rằng, trong những ngày tới, nếu cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở, đặc biệt là bà con nông dân không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng trừ thì chắc chắn mức độ thiệt hại sẽ không dừng lại ở con số vừa nêu.

Sâu bệnh bùng phát mạnh

ĐX là vụ SX chính ở Quảng Nam, để tránh nguy cơ thất thu sản lượng lúa, ngành NN-PTNT, chính quyền các địa phương cùng nông dân  phải nhanh chóng triển khai đồng loạt các biện pháp mạnh nhằm khẩn trương ngăn chặn sự tàn phá của chuột và những loại sâu bệnh nguy hiểm; nếu lơ là thì hậu quả sẽ hết sức khó lường.

Hì hục mang bình thuốc nặng trịch phun trên ruộng lúa còi cọc, úa vàng, ông Phạm Đài (thôn Lang Châu Bắc, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) lắc đầu: “Gần 10 ngày nay, bọ trĩ xuất hiện mỗi lúc một nhiều khiến cả 5 sào lúa đang đẻ nhánh, làm đòng của vợ chồng tui bị nhiễm bệnh nặng. Hồi giữa tuần trước, tui đã phun một lần thuốc rồi nhưng thấy tình hình vẫn không thuyên giảm. Sợ mất cái ăn nên chừ phải tiếp tục mua thuốc nặng về phun”.

Đâu riêng gì ông Đài khổ vì bọ trĩ, theo ngành BVTV tỉnh này, từ sau tết đến nay tại nhiều địa phương khác của Quảng Nam đã có 80 ha lúa chính vụ bị nhiễm bọ trĩ với mật độ hại bình quân 200- 400 con/m2; thậm chí có nhiều nơi lên đến 3.000 con/m2; tập trung chủ yếu ở các huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, Phú Ninh và TP Tam Kỳ.

Ngoài mối lo bọ trĩ bùng phát trên phạm vi rộng, thời điểm này nông dân xứ Quảng cũng đang đứng ngồi không yên trước nguy cơ nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm khác tấn công đồng ruộng. Bởi, theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NN- PTNT tỉnh Quảng Nam, hiện nay ruồi đục nõn, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít đen, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, tuyến trùng rễ, sâu năn... đã xuất hiện và gây hại rải rác ít nhất 270 ha lúa ĐX tại Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành, Đại Lộc, Hiệp Đức, Phú Ninh, Duy Xuyên, Nông Sơn, Điện Bàn.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm