| Hotline: 0983.970.780

Bước nhảy dài sản xuất Đông trùng hạ thảo

Thứ Bảy 05/12/2015 , 19:33 (GMT+7)

Năm 2014, Trung tâm Đấu tranh sinh học do nhóm nghiên cứu của TS. Phạm Văn Nhạ đã thành công trong việc sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.

Kết quả phân tích mới đây của Trung tâm Kiểm nghiệm, Viện Thực phẩm Chức năng (Bộ Y tế) về sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo do Trung tâm Đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ thực vật) sản xuất cho thấy, hàm lượng chất Cordycepin lên tới 9,38 mg/g, cao gấp 2-3 lần so với sản phẩm của các cơ sở khác trong nước và gấp 9 lần của một số sản phẩm nhập từ Trung Quốc.

Đây được xem là một đột phá mới trong sản xuất loại thảo dược quý hiếm này tại Việt Nam. Năm 2014, Trung tâm Đấu tranh sinh học do nhóm nghiên cứu của TS. Phạm Văn Nhạ đã thành công trong việc sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, kết quả phân tích của Viện Thực phẩm Chức năng về hàm lượng chất Cordycepin vốn một chất có tác dụng bao vây, tiêu hủy các tế bào ung thư, phục vụ trong phòng và điều trị ung thư chỉ ở mức 0,14 mg/g.

Tuy nhiên mới đây, sau hơn một năm cải tiến quy trình kỹ thuật, kết quả phân tích sản phẩm đông trùng hạ thảo của Trung tâm Đấu tranh sinh học do Viện Thực phẩm Chức năng tiến hành đã cho thấy hàm lượng Cordycepin tăng cao đột biến, lên tới 9,38 mg/g, cao gấp 67 lần so với sản phẩm một năm trước.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất Adenosin để điều trị bệnh huyết áp và tim mạch trong sản phẩm cũng tăng từ mức 0,32 mg/g lên 0,337 mg/g.

Theo TS. Phạm Văn Nhạ, sở dĩ hàm lượng dược chất trong đông trùng hạ thảo được cải thiện bất ngờ như vậy là nhờ nhóm nghiên cứu của ông thời gian qua đã phải liên tục nghiên cứu, thay đổi thành phần và tỷ lệ môi trường nuôi cấy cho tiến sát tới môi trường dưỡng chất trên ký chủ nhộng tằm.

Bên cạnh đó, bộ giống gốc được lựa chọn thay đổi chủng tốt nhất, công nghệ bảo quản chủng giống gốc được hoàn thiện, theo đó tất cả các mẻ đông trùng hạ thảo được sản xuất đều từ giống gốc…

Cũng theo kết quả phân tích mới đây của Viện Thực phẩm chức năng, sản phẩm đông trùng hạ thảo của Trung tâm Đấu tranh sinh học không phát hiện thấy bất kỳ tồn dư kim loại nặng độc hại nào như chì (Pb), thủy ngân (Hg) hay Cadmium (Cd), cũng không không bị nhiễm các loại vi khuẩn như E.Coli, Salmonella, Coliforms…

Theo TS. Nhạ, đây là kết quả của việc thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng tạo môi trường nuôi cấy vô trùng. Cụ thể mới đây, Trung tâm này đã đưa cơ sở sản xuất quy mô hiện đại, xử lí triệt để tạp nhiễm không khí, độ ẩm, nhiệt độ…

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.