| Hotline: 0983.970.780

Ca cao hốt bạc

Thứ Sáu 18/03/2011 , 11:17 (GMT+7)

Nếu như 10 năm về trước người dân trồng ca cao ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long...chặt bỏ không thương tiếc loại cây này thì nay nó lại quí hơn thịt heo.

Nếu như 10 năm về trước người dân trồng ca cao ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long...chặt bỏ không thương tiếc loại cây này thì nay nó lại quí hơn thịt heo. Hiện tại, giá ca cao hạt đang ở mức 70.000 đồng/kg.

Ông Võ Hoàng Anh, ấp Sơn Lộc, xã  Lộc Thuận, Bình Đại, Bến Tre đang hốt bạc với có 1,5 ha ca cao trồng xen vườn dừa. Ông Hoàng Anh cho biết: Năm 2007, dự án Success Alliance hỗ trợ 105 cây giống ca cao để trồng xen trong vườn dừa 30 tuổi. Sau gần 2 năm trồng ca cao đã cho trái và đến nay trung bình khoảng 20 trái/cây, cá biệt có cây cho 50 trái/cây. Bây giờ trung bình thu hoạch 8.000 trái/năm. Nếu tính giá hiện tại là 70.000 đồng/kg hạt khô, cộng với thu nhập từ dừa thì tổng thu nhập từ hai loại cây trồng này khoảng 60 triệu đồng/ha/năm.

Ông Lê Bá Đức, xã Vĩnh Hựu, Gò Công Tây, Tiền Giang cũng đang bội thu với 0,9 ha ca cao xen trong vườn dừa. Ông Đức cho biết: Ca cao nguyên trái được nhiều vựa thu mua với giá 5.000 - 5.400 đồng/kg; còn hạt ca cao qua sơ chế có giá 70.000 đồng/kg. Mức giá này là cao kỷ lục từ đầu năm đến nay, tuy nhiên giới kinh doanh của các Cty dự đoán có khả năng sẽ còn tăng do nguồn cung hạn chế cùng với giá thế giới đang tăng.

 Ở Vĩnh Long nhiều nhà vườn ở Vũng Liêm cũng đang bội thu sau 5 năm hưởng ứng dự án triển khai phát triển ca cao trồng xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái. Theo thống kê của Phòng NN – PTNT Vũng Liêm, trong số gần 800 hộ tham gia trồng 560 ha ca cao thì hiện tại đã có hơn 100 ha đã cho thu họach. Với giá ca cao hạt như hiện nay thì nhà vườn thu nhập bình quân trên 60 triệu đồng/ha/năm, cao hơn những vườn trồng thuần cây dừa từ 10 – 20 triệu đồng/ha, cá biệt nhiều nhà vườn thu trên 100 triệu đồng/ha. Chính từ hiệu quả trên, địa phương này đang đẩy mạnh đầu tư mở rộng diện tích. Theo đó năm 2011, huyện Vũng Liêm tiếp tục trồng xen thêm 300 ha ca cao trong các vườn cây ăn trái, nhất là xen với vườn dừa.

Ông Nguyễn Văn Quới, Phó Chủ tịch UBND nhân huyện Giồng Trôm, Bến Tre khẳng định: Cây ca cao trồng xen dừa là mô hình kinh tế bền vững và là cây tạo ra nguồn nguyên liệu xuất khẩu rất có giá trị. Để giúp nhà vườn tạo ra sản phẩm chất lượng, Dự án do Helvetas (tổ chức phi Chính phủ) tài trợ cho Bến Tre đến hết 2014, với tổng nguồn vốn 507.950 USD. Mục tiêu của dự án nhằm góp phần nâng cao mức sống cư dân nông thôn thông qua việc phát triển, tiếp thị ca cao chất lượng cao, bền vững; qua đó, có thể truy nguyên nguồn gốc khi bán sản phẩm cho thị trường châu Âu.

Ở Tiền Giang, Helvetas cũng hỗ trợ tương tự như Bến Tre để góp phần nâng mức thu nhập cho nhà vườn. Hiện tại, Tiền Giang đã có khoảng 500/1.000 ha ca cao được nông dân huyện Chợ Gạo trồng xen trong vườn dừa, cây ăn trái, đang cho thu hoạch. Ca cao được HTX Ca cao Chợ Gạo thu mua toàn bộ theo giá thị trường. Trung bình thu nhập của nông dân trồng ca cao ở Chợ Gạo khoảng 36 triệu đồng/ha/năm. Hiện tại HTX này chuẩn bị được cấp chứng nhận UTZ. Cây ca cao trồng xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái khác, đã phát triển tốt, giúp nâng cao thu nhập trên cùng 1 đơn vị diện tích. Huyện Chợ Gạo đang tiếp tục triển khai trồng mới với diện tích 1.500 ha...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Ninh Thuận xây dựng 2 phương án sản xuất vụ hè thu

Trước tình hình nắng nóng kéo dài, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ hè thu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với khô hạn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.