| Hotline: 0983.970.780

Ca khúc bóng đá nội lẩn khuất nơi đâu?

Thứ Năm 17/06/2010 , 11:17 (GMT+7)

Thành thật mà nói, chúng ta chưa có những ca khúc hay để cổ động cho bóng đá nước nhà...

Không phải chờ đến mùa hè nóng bỏng không khí World Cup ở Nam Phi, nhân loại mới thừa nhận sức hấp dẫn của bóng đá. Từ rất lâu, sự thăng hoa trên sân cỏ đã góp phần thăng hoa cho hàng triệu trái tim trên thế giới. Và tất nhiên, âm nhạc không đứng ngoài nỗi hân hoan vô tận của các tín đồ túc cầu giáo. Nhiều ca khúc về môn thể thao vua ra đời, mang theo giai điệu rộn ràng đến với mỗi trận tranh tài sôi động.  

Điều dễ hiểu, ca khúc bóng đá không dành cho các cầu thủ, mà lan tỏa trong đời sống các cổ động viên. Ca khúc được nhiều cổ động viên yêu thích nhất trên hành tinh là “You’ll never walk alone” thường hát vang trên các khán đài khắp năm châu. Ý niệm “bạn không bao giờ độc hành” được danh ca John Farnham biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp lần đầu tiên năm 1972, sau đó gần như trở thành “bóng đá ca” của người hâm mộ các câu lạc bộ nổi tiếng như Livepool, Bayern Munich, AS Roma, AC Milan và gần đây có cả phiên bản tiếng Nhật theo chân các cổ động viên câu lạc bộ FC Tokyo ở xứ sở mặt trời mọc. 

Không chỉ quyến rũ bằng tiết tấu, ca khúc “You’ll never walk alone” còn truyền tải nhiều ý niệm thú vị rằng “có những chuyến đi dịu dàng và có những chuyến đi sóng dậy, tôi vẫn muốn bạn nhớ một điều và tôi vẫn muốn bạn biết một điều, đó là bạn sẽ không lẻ loi đâu”. Vì vậy, “You’ll never walk alone” còn được ba giọng tenor lừng danh Jose Carreras, Placido Domingo, Luciano Pavarotti trình bày theo dạng opera vào năm 1998 và đứng ở vị trí cao trong nhiều bảng xếp hạng âm nhạc tại Anh. Cuối năm 2001, nữ danh ca Barbara Streisand dùng bài hát bất hủ này để hát ở lễ trao giải Emmy nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ khủng bố ngày 11/9. Và hiện nay, ca khúc “You’ll never walk alone” luôn được nhiều thí sinh chọn để khoe chất giọng tại các cuộc thi Thần tượng âm nhạc ở châu Âu và châu Mỹ! 

Dù chưa thể sánh với “You’ll never walk alone”, nhưng từ World Cup 1990 đến nay, nhiều ca khúc về bóng đá cũng được ra đời một cách hào hứng. Có thể kể tên vài ca khúc lưu lại dấu vết trong lòng giới mộ điệu như “Clebrate the day” do Herbert Groenemeyer trình bày, “The time of our lives” do Toni Braxton trình bày, “The cup of life” do Ricky Martin trình bày và mới nhất là “Oh! Africa” do Akon Feat và Keri Hilson trình bày được xem như bài hát chính thức của World Cup 2010. Tuy nhiên, nữ danh ca Shakira lại có sức chinh phục riêng với hai ca khúc “Hips don’t lie” và “Waka waka” khiến các cổ động viên bóng đá phải nhún nhảy theo đầy cuồng nhiệt! 

Nói chuyện của thiên hạ rồi, không thể không nói đến chuyện của chúng ta. Bóng đá nước nhà có được các nhạc sĩ và ca sĩ ủng hộ không nhỉ? Cũng có đấy, một cuộc vận động sáng tác về bóng đá đã được tổ chức khá qui mô và thu hoạch vài ca khúc như “Chỉ có một con đường”, “Vùng lên Việt Nam”, “Quyết chiến trận này”, “Sút sút sút”… Đáng tiếc, hình như cảm hứng của nhạc sĩ dễ rung động với váy áo hơn, nên các ca khúc về bóng đá “made in nội địa” cứ như lẩn khuất ở nơi nào đó.

Tương đối được ưa chuộng nhất, có chăng là ca khúc “Tôi yêu bóng đá” của Trần Tiến với lời ca hơi bị trữ tình: “Tôi yêu bóng đá khi tôi còn đang bé thơ. Tôi mơ trong giấc mơ những khung thành tan vỡ. Ra sân tôi đã quên chính tôi rồi bạn ơi. Quả bóng bay lên trái tim tôi không nằm yên”. Đặc biệt, ca khúc “Tôi yêu bóng đá” chỉ chứng minh được sức lôi cuối khi do chính Trần Tiến thể hiện bằng động tác nhăn trán nhíu mày hoặc vung tay vung chân lúc ngân nga những từ đệm “ồ ố ô… í a í a í à”.  

Thành thật mà nói, chúng ta chưa có những ca khúc hay để cổ động cho bóng đá nước nhà. Tình yêu bóng đá của các nhạc sĩ thì chẳng ai dám nghi ngờ, tâm huyết sáng tạo của các nhạc sĩ thì cũng chẳng ai dám nghi ngờ, vậy tại sao chưa có giai điệu nào đủ nhịp nhàng bay theo quả bóng mang sức mạnh con Rồng cháu Tiên? Liệu đó có phải là một đòi hỏi hơi quá đáng chăng? Không khéo các nhạc sĩ thân mến của chúng ta đụng chạm tự ái mà thắc mắc lại rằng “bóng đá Việt Nam hay bao nhiêu mà yêu cầu phải có bài hát hay xứng đáng”, thì chắc chắn không ít người phải ngượng đỏ mặt đấy nhé!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm