| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau cần tạo nền nông nghiệp khác biệt

Thứ Năm 23/09/2021 , 09:48 (GMT+7)

Sáng 23/9, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến thăm và làm việc tại Cà Mau.

Bộ trưởng và đoàn công tác làm việc tại Cà Mau, sáng 23/9.

Bộ trưởng và đoàn công tác làm việc tại Cà Mau, sáng 23/9.

Cùng đi có Thứ trưởng Trần Thanh Nam - Tổ trưởng Tổ công tác 970.

Buổi sáng, đoàn công tác cùng lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đến thăm và làm việc tại Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết: Hiện thủy sản vẫn là mũi nhọn của nông nghiệp Cà Mau. Sản lượng khai thác tôm thời gian qua tăng, giá tôm có ba tháng giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19, nhưng đến nay đang phục hồi khởi sắc lại.

Liên quan đến thực hiện IUU, việc lắp đặt máy giám sát hành trình trên các tàu cá đến nay đã đạt 99%, sắp tới sẽ đảm bảo lắp đặt xong 100%. Về vụ Hè Thu, do có sự chỉ đạo sớm, kịp thời của Sở nên đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Trồng rừng hiện cũng đạt gần 100% kế hoạch. Công tác phòng chống thiên tai bão lụt, khắc phục hậu quả nhanh, tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp đê điều đang khó về nguồn vốn.

Riêng chương trình OCOP của tỉnh sẽ phấn đấu từ nay đến cuối năm đạt 100 sản phẩm theo kế hoạch. Hiện tỉnh có 4 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Liên quan đến công tác kiện toàn đề án 120, hiện tỉnh đang chờ thông tư của Bộ hướng dẫn thêm để kiện toàn lực lượng thực hiện đề án. Về xây dựng NTM, Sở tiếp tục xây dựng kịch bản và quyết liệt hoàn thành kế hoạch đã đề ra...

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Cà Mau là mảnh đất tận cùng của Tổ quốc phải chịu rất nhiều thiên tai bão lũ. Để thích ứng, mô hình lúa tôm hiện đang phát huy tác dụng, nhất là trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

“Tư duy mới của chúng ta hiện đang chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế giá trị gia tăng, cung ứng hàng hoá. Cà Mau vừa có biển, lúa, rừng và nay còn xuất hiện thêm nhiều mô hình mới cho hiệu quả cao như tôm – lúa, thậm chí có mô hình nuôi tôm công nghiệp 4.0, hoàn toàn tự động bằng công nghệ 4.0.”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng nêu ví dụ: Người Hoa có tư duy kinh doanh thương mại, còn với ta hiện đang là tư duy sản xuất nên có rất nhiều rủi ro. Cần phải tư duy lại thì sẽ khắc phục được. “Cụ thể như tôi đã nói: Giá trị thặng dư từ khâu sản xuất theo tư duy ngày xưa thì mang lại giá trị sản xuất không cao; nay cần phải thay đổi tư duy là giá trị thặng dư phải từ khâu chế biến sản xuất mới mang lại giá trị cao”.

Theo Bộ trưởng, Cà Mau mà làm được thương hiệu sản phẩm đặc thù hay không là ở chỗ này. Giá cả lên xuống là do chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Do vậy cần phải làm nhiều sản phẩm đạt chất lượng để tránh rủi ro. Cần tối ưu hoá lợi ích cho người tiêu dùng để họ mua nhiều sản phẩm sẽ thắng lợi. Nếu ngày nào đó nông dân còn bán xoài bằng cần xé, còn bán lúa trên đồng thì dân ta còn nghèo, còn khổ. Nếu nông dân sản xuất có thu nhập thấp, phải bỏ đi vùng khác, tỉnh khác làm ăn thì chúng ta có lỗi với bà con.

Bộ trưởng nhấn mạnh, hiện nay thị trường quyết định chứ không phải sản xuất quyết định. Cà Mau cũng nên cập nhật thông tin thị trường cho người nông dân để họ nắm được để tính toán quyết định việc sản xuất tốt hơn. Địa phương cũng phải xây dựng mã vùng trồng, vùng nuôi để đi vào sản xuất hướng đến xuất khẩu tốt hơn.

“Có câu: “Tôi không cần đứng đầu, tôi chỉ cần khác biệt”, vì thế Cà Mau đang có lợi thế rất riêng, biết đưa lợi thế vị trí địa lý vào trong sản phẩm sẽ tạo lên sự khác biệt cho sản phẩm. Tại sao có những giá trị rất có lợi mà lại bị quên đi, vì ta cứ mải chạy theo sản xuất mà chưa chú ý đến giá trị khác”, Bộ trưởng nói.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau giới thiệu sản phẩm OCOP với Bộ trưởng cùng đoàn công tác.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau giới thiệu sản phẩm OCOP với Bộ trưởng cùng đoàn công tác.

Giám đốc Sở NN-PTNT Lê Thanh Triều đã thay mặt Sở tiếp thu ý kiến đóng góp và chỉ đạo của Bộ trưởng; đồng thời hứa sẽ chỉ đạo tốt tất cả ý tưởng, nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng trong thời gian tới. Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UNND tỉnh cũng khẳng định, “Qua những câu chuyện của Bộ trưởng, chúng ta cần tiếp thu, phát huy thế mạnh của địa phương và để sau này kể lại câu chuyện địa phương mình từ sản phẩm đặc sản khác biệt của quê hương mình”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm