| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau quyết tâm giảm nghèo bền vững bằng nhiều hình thức

Thứ Ba 20/07/2021 , 07:53 (GMT+7)

Tỉnh Cà Mau hiện còn trên 10.900 hộ thuộc diện cần tập trung xóa nghèo bền vững. Năm 2021, tỉnh phấn đấu giảm 0,3% tỷ lệ hộ nghèo bằng nhiều nguồn lực khác nhau.

Giúp đỡ từng hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững bằng nhiều hình thức như mua bán nhỏ, chăn nuôi, trồng rau màu. Ảnh: Trọng Linh.

Giúp đỡ từng hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững bằng nhiều hình thức như mua bán nhỏ, chăn nuôi, trồng rau màu. Ảnh: Trọng Linh.

Để góp phần cùng với Đảng, Nhà nước chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỉnh Cà Mau đã linh hoạt thực hiện bằng nhiều hình thức. Trong đó đáng chú ý là vận động việc đăng ký đảm nhận giúp đỡ từ các đoàn thể.

Cụ thể là mỗi chi hội, đoàn thể ở cơ sở đảm nhận giúp đỡ ít nhất một hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng hành với hộ nghèo bằng cách hướng dẫn họ cách làm ăn, phương thức sản xuất, tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất thấp. Bên cạnh đó là vận động các nguồn lực xã hội trong và ngoài tỉnh.

Ông Phan Mộng Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau cho biết: Mục tiêu của tỉnh là xóa trắng hộ nghèo, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững thông qua quỹ ‘‘Vì người nghèo’’, quỹ ‘‘An sinh xã hội’’.

Cùng với Ủy ban MTTQ Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Cà Mau đã có sự phối hợp tích cực trong công tác này. Theo đó, Sở TT&TT tỉnh Cà Mau đã phối hợp với cả các sở, ban, ngành cũng như các cấp hội trên địa bàn tỉnh để triển khai đề án truyền thông.

 Các đoàn thể cũng cần quan tâm rà soát gia đình đoàn viên hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Ảnh: Trọng Linh.

 Các đoàn thể cũng cần quan tâm rà soát gia đình đoàn viên hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT Cà Mau, cho biết: "Người dân đánh giá rất cao hệ thống thông tin cơ sở trong tỉnh qua việc thường xuyên cập nhật thông tin mới, hữu ích. Đặc biệt là xây dựng các ấn phẩm, các chuyên đề tuyên truyền sâu rộng cho người dân vùng sâu, vùng xa. Xây dựng hệ thống tiêu chí cơ sở nhằm hỗ trợ thiết bị nghe, nhìn cho người dân tiếp cận được thông tin nhanh, chính xác".

Hiện nay, 34 đài truyền thanh cấp xã trong tỉnh đã được đầu tư mới trang thiết bị từ nguồn vốn đầu tư công là 12.940 triệu đồng. Bên cạnh đó, hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ phương tiên nghe, nhìn. Hơn 22.600 hộ được hỗ trợ lắp đặt đầu thu truyền hình số.

Bằng nhiều hình thức khác nhau, hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao đời sống người dân nghèo trên địa bàn các xã vùng đặc biệt khó khăn, đem lại thông tin hữu ích.

Cụ thể, phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp tuyên truyền qua các mô hình: Nuôi tôm thẻ thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ semi-biofloc, mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Mô hình “3 giảm, 3 tăng”, sản xuất lúa giống cấp xác nhận… Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2021, nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Qua tuyên truyền, tập huấn đã giúp cho các hội viên trao đổi kỹ thuật trong sản xuất lúa, ương và nuôi tôm, chăn nuôi gia súc gia cầm. Chuyển giao quy trình tiến bộ khoa học trong giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ và quy trình nuôi tôm hai giai đoạn. Vì vậy, công tác tuyên truyền đã góp phần hiệu quả vào việc xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TTTT tỉnh Cà Mau, cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021, Sở TTTT tỉnh đã rà soát các chương trình tuyên truyền, rà soát hệ thống trang thiết bị hoạt động của các đài truyền thanh cấp xã để có kế hoạch đầu tư mới. Công tác truyền thông về giảm nghèo và giảm nghèo về thông tin được tiếp tục thực hiện trên báo in, báo phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã.  Trong đó, các cơ quan báo, đài, Cổng Thông tin điện tử tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn thể xã hội. Có nhiều tin, bài, phóng sự nói về về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Cà Mau.  Bằng nhiều hình thứ khác nhau, các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao đời sống người dân nghèo trên địa bàn các xã vùng đặc biệt khó khăn, đem lại thông tin hữu ích, nhiều mô hình cùng những tấm gương điển hình tiên tiến, giúp người dân dễ hiểu và áp dụng thực hiện Chương trình xóa đối giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TTTT tỉnh Cà Mau, cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021, Sở TTTT tỉnh đã rà soát các chương trình tuyên truyền, rà soát hệ thống trang thiết bị hoạt động của các đài truyền thanh cấp xã để có kế hoạch đầu tư mới. Công tác truyền thông về giảm nghèo và giảm nghèo về thông tin được tiếp tục thực hiện trên báo in, báo phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã.

Trong đó, các cơ quan báo, đài, Cổng Thông tin điện tử tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn thể xã hội. Có nhiều tin, bài, phóng sự nói về về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Cà Mau.

Bằng nhiều hình thứ khác nhau, các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao đời sống người dân nghèo trên địa bàn các xã vùng đặc biệt khó khăn, đem lại thông tin hữu ích, nhiều mô hình cùng những tấm gương điển hình tiên tiến, giúp người dân dễ hiểu và áp dụng thực hiện Chương trình xóa đối giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

OCOP Nghệ An cần những mảng màu như Tứ Phương

Muốn phát triển thương hiệu OCOP vững bền đòi hỏi lượng và chất phải song đôi, xuyên suốt hành trình đã qua, Tứ Phương luôn xem đây là yêu cầu bắt buộc.