| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Tăng cường pháp luật khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân

Thứ Hai 15/03/2021 , 07:13 (GMT+7)

Cà Mau đã và đang tiếp tục tăng cường pháp luật về khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU cho ngư dân, nhằm gỡ thẻ vàng của Ủy Ban Châu Âu (EC).

Ngư dân được tăng cường pháp luật về khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU. Ảnh: Gia Huy.

Ngư dân được tăng cường pháp luật về khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU. Ảnh: Gia Huy.

Những năm qua, nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định pháp luật về tăng cường chống khai thác IUU, với quyết tâm cùng cả nước tháo gỡ thẻ vàng của Ủy Ban Châu Âu (EC), ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã và đang xây dựng nhiều kế hoạch, đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm quản lý, kiểm soát tàu cá khai thác hải sản trên biển.

Tỉnh Cà Mau nằm ở vùng cực Nam của Tổ Quốc, tỉnh có 3 mặt giáp biển, với tổng chiều dài đường bờ biển là 254 km. Những năm gần đây, Cà Mau tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực cho kinh tế biển phát triển, tiêu biểu nhất là Cảng cá Sông Đốc.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết: Thời gian qua, với vai trò, chức năng nhiệm vụ được giao thì Chi cục Thủy sản đã chủ động tham mưu và thực hiện các chủ trương của Trung ương cũng như của tỉnh. Trong đó, tập trung vào các nội dung trọng tâm lớn như: kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, thường xuyên theo dõi nắm tình hình tại địa phương và phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với các tàu cá đã vi phạm vùng biển nước ngoài chuộc về, mua về, trốn về hoặc được thả, chấp hành án xong được thả về Việt Nam.

Cửa biển Sông Đốc (TT Sông Đốc, H. Trần Văn Thời). Ảnh: Gia Huy.

Cửa biển Sông Đốc (TT Sông Đốc, H. Trần Văn Thời). Ảnh: Gia Huy.

“Cũng như không cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho những tàu tái phạm, không xem xét hỗ trợ các chính sách có liên quan đến vấn đề thủy sản cho những đối tượng này”, ông Triều cho biết.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức nhiều cuộc công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển luôn được tăng cường, ngoài công tác thường xuyên, còn tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Ông Phạm Thanh Khoa, Ngư dân Khóm 3, TT Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời gian quan, BQL Cảng cá thường phổ biến cho bà con ngư dân trước khi ra khai thác thì phải trình giấy xuất nhập cảng và ghi tên đâu đó rõ ràng. Bà con ngư dân của Sông Đốc đã chấp hành tốt và ra trình trạm biên phòng, biên phòng cũng có kiểm soát vấn đề giấy tờ xuất nhập cảng theo quy định của Pháp luật.”

Ngư dân Cà Mau đang từng bước chấp hành tốt luật khai thác đánh bắt thủy sản IUU. Ảnh: Gia Huy.

Ngư dân Cà Mau đang từng bước chấp hành tốt luật khai thác đánh bắt thủy sản IUU. Ảnh: Gia Huy.

Theo ông Khoa, trong quá trình thu mua thủy sản trên biển, chúng tôi luôn chấp hành nghiêm túc luật thủy sản, ghi chép sổ nhật ký, sản lượng thu mua, loài hải sản thu mua, trước khi ra phải trình sổ nhật ký rồi ghi thu mua tàu khai thác, tên tàu hiệu gì, số tàu mấy Kiên Giang, Rạch Giá hay là Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ. Ghi đầy đủ trong quá trình nhật ký thu mua.”

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 5 Cảng cá đang hoạt động bao gồm: Cà Mau, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc và Hố Gùi, đáp ứng 350 tàu cập bến trong một ngày. Với tổng số 4.536 phương tiện tàu cá đăng ký hoạt động. Mang về sản lượng thủy sản đánh bắt trong năm 2020 đạt 86.000 tấn/năm.

Tỉnh Cà mau, đang nổ lực tuyên truyền công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên và thực hiện đúng các quy trình xử lý thông tin tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, quy trình xử lý thông tin tàu mất kết nối khi hoạt động trên biển, quy chế chia sẻ thông tin hệ thống giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

Ngư dân Cà Mau, ý thức được việc khai thác thủy sản hợp pháp là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ảnh: Gia Huy.

Ngư dân Cà Mau, ý thức được việc khai thác thủy sản hợp pháp là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ảnh: Gia Huy.

Hiên nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có tổng số tàu cá đăng ký là khoảng 4.540 phương tiện. Trong đó, số lượng tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12m khoảng 1.530 phương tiện, tàu có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m là khoảng 1.370 phương tiện.

Số tàu thuộc diện lắp đặt máy giám sát hành trình là 1.637 phương tiện. trong đó, tàu cá đã lắp đặ 1.430/1637 phương tiện, chiếm 87,35%, chưa lắp đặt là 207 phương tiện chiếm 12,65% (Trong đó, có 97 tàu hết hạn đăng kiểm và do điều kiện kinh tế nên chưa có tiền lắp đặt chiếm 5,93% và 110 tàu thuộc diện mất tích chiếm 6,72%).

Kết quả trên, đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế biển Cà Mau phát triển xa hơn, khuyến khích ngư dân an tâm đánh bắt lâu dài, đặc biệt hiện nay ngoài việc khai thác đánh bắt thủy hải sản thì  còn kéo theo sự phát triển nhanh chóng các ngành nghề, dịch vụ hậu cần đáp ứng tốt cho nghề khai thác thủy sản xa bờ tại Cà Mau thu hút và tạo việc làm ổn định cho đông đảo người dân Cà Mau.

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.