Tuy nhiên, mong muốn lớn nhất của địa phương là được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm đặc sản của địa phương ra thị trường lớn để có nhiều cơ hội để chuối khô Trần Hợi – mặt hàng nông sản sạch có thể vươn xa ra các thị trường lớn. Thậm chí là “xuất ngoại”.
Sau khi cho vào lò sấy, đúng thời gian quy định sẽ cho ra lò mẻ chuối khô vàng óng, bắt mắt. |
Ông Trần Văn Chuyện, ngụ xã Trần Hợi (H. Trần Văn Thời) cho biết, làng nghề SX chuối khô ở địa phương đã hình thành và phát triển cách nay đã hơn 60 năm. Ban đầu người dân làm còn manh mún, nhỏ lẻ, SX chủ yếu bằng công đoạn thủ công.
Tuy nhiên, hiện nay, nhờ được địa phương quan tâm, đầu tư máy móc nên nhiều cơ sở SX chuối khô đã đỡ vất vã hơn và sản lượng cũng cao hơn”.
Ông Chuyện cho rằng, từ khi sản phẩm chuối khô Trần Hợi được chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, thì mặt hàng nông sản này được nhiều mối lái tìm đến đặt mua. “Thương lái chủ yếu đến từ Bến Tre, Đồng Tháp, TP.HCM…họ mua để làm bánh kẹo. Mặt hàng này hiện ở địa phương bán rất chạy, nhờ đó, người dân chúng tôi rất phấn khởi vì có nguồn thu nhập ổn định”.
Theo ông Chuyện, hiện thu nhập trung bình của gia đình ông từ việc trồng chuối khoảng hơn 120 triệu đồng/năm. “Trước đây thu nhập không cao như vậy, nhưng hiện nay lượng đơn đặt hàng của thương lái ngày càng nhiều nên cuộc sống khá ổn”, ông Chuyện nói.
Điều đáng mừng, sản phẩm chuối khô Trần Hợi đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) đã cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. |
Hiện nay, các mặt hàng này được bán cho thương lái các nơi với mức giá dao động từ 25 – 32 ngàn đồng/kg. Ngành nông nghiệp huyện Trần Văn Thời mong muốn, có được doanh nghiệp lớn đến đầu tư xây dựng nhà máy SX hoặc phát triển vùng trồng chuối nguyên liệu theo chuỗi giá trị, vừa hỗ trợ chi phí đầu vào, cũng như đảm bảo đầu ra cho những sản phẩm được chế biến từ chuối. |
Bà Nguyễn Ngọc Cầm, ngụ xã Trần Hợi, phấn khởi cho biết: Sau cây lúa thì cây chuối được xem là loại cây trồng chủ lực của địa phương. Loại cây trồng này đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình và lao động ở địa phương.
Gia đình tôi cũng đã thoát nghèo nhờ trồng chuối. Loại cây này rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt đạt tiêu chuẩn sản phẩm sạch, bởi quanh năm người trồng chuối không sử dụng bất kỳ loại phân bón, hóa chất nào”.
Đánh giá về tình hình SX chuối khô ở xã Trần Hợi ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Việc SX chuối khô đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Trong quá trình trồng chuối người dân không có sử dụng thuốc phân thuốc, nên đảm bảo chất lượng nông sản sạch”.
Theo ông Tuấn, thị trường tiêu thụ mặt hàng này hiện địa phương đã bán cho nhiều thương lái đi khắp nơi.
“Chuối khô Trần Hợi hiện đã đi khắp các vùng miền nhưng chủ yếu chỉ bằng hình thức nhỏ lẻ. Địa phương rất có nhu cầu cần xuất khẩu mặt hàng này đi nước ngoài.
Vì vậy, huyện đang nỗ lực kết nối, tìm kiếm đầu mối xuất khẩu hoặc đi vào siêu thị…bởi đây là mặt hàng chất lượng, đạt tiêu chuẩn nông sản sạch”, ông Tuấn nói.
Chuối nguyên liệu được làm sạch trước khi ép. |
Theo đại diện ngành NN-PTNT huyện Trần Văn Thời còn khẳng định, người trồng chuối ở xã Trần Hợi hiện có thu nhập khá tốt, cải thiện cuộc sống gia đình. “Địa phương luôn vận động, khuyến khích người dân tận dụng bờ liếp để trồng chuối tăng thu nhập. Chuối ở đây người dân trồng không sử dụng phân bón, thuốc BVTV do đất đai màu mỡ, trồng tự nhiên”, ông Tuấn thông tin thêm.
“Có như vậy, người dân địa phương sẽ mạnh dạn phát triển nhiều hơn nữa. Cái khó lớn nhất của địa phương hiện nay là người dân không có đầu ra với số lượng lớn, giá cả bấp bênh không ổn định, bởi hiện giờ địa phương chưa có doanh nghiệp lớn để đầu tư.
Mong muốn của huyện là làm sao để mặt hàng nông sản chủ lực này được vươn xa trong thời gian tới. Để làm được điều đó, huyện Trần Văn Thời rất mong các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ trong việc quảng bá, tìm kiếm nhà đầu tư”, ông Tuấn nói.