| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau xác định 9 giống nông nghiệp chủ lực

Thứ Hai 02/10/2023 , 17:45 (GMT+7)

Cà Mau xác định 9 giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn tỉnh gồm tôm sú và thẻ chân trắng, lúa, chuối, heo, gà, vịt, keo lai, tràm và đước.

HÐND tỉnh Cà Mau vừa ban hành nghị quyết quy định nội dung và mức chi từ ngân sách địa phương cho phát triển sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030.

Cà Mau là địa phương có tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm khá cao, trong đó con giống là yếu tố quan trọng để hình thành sản xuất nông nghiệp thị trường, phục vụ xuất khẩu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh Cà Mau đã ban hành Ðề án Phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023 - 2030. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau đã ban hành Ðề án Phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023 - 2030. Ảnh: Trọng Linh.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2021/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

Thông tư quy định UBND cấp tỉnh trình HÐND tỉnh phê duyệt nội dung được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác theo Quyết định số 703/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại địa phương, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, sự ra đời của Nghị quyết nhằm cụ thể hoá văn bản của Trung ương giao cho địa phương ban hành quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối nguồn lực tại địa phương. Đồng thời, đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại nhằm cung cấp cho sản xuất giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2030.

Trên thực tế, tỉnh Cà Mau đã ban hành Ðề án Phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023 - 2030 để làm căn cứ xác định danh mục giống chủ lực quốc gia trên địa bàn tỉnh và giống khác cần tập trung đầu tư phát triển để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo khái toán của Đề án trên, nhu cầu vốn từ nguồn sự nghiệp kinh tế khoảng 62 tỷ đồng để hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống, trong đó giai đoạn 2023 - 2025 là 29 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 là hơn 33 tỷ đồng.

Thương hiệu cua Cà Mau nổi tiếng trong và ngoài nước. Ảnh: TL.

Thương hiệu cua Cà Mau nổi tiếng trong và ngoài nước. Ảnh: TL.

Theo Nghị quyết quy định nội dung và mức chi từ ngân sách địa phương cho phát triển sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030 vừa được HĐND tỉnh Cà Mau ban hành, đối tượng được chi đảm bảo kinh phí và hỗ trợ một phần kinh phí là cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu, sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản; doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống.

Mức chi cụ thể đối với học viên tham gia các lớp tập huấn phát triển giống không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ tiền ăn 150 ngàn đồng/người/ngày; đi lại 200 ngàn đồng/người/khoá học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, xã đảo, mức hỗ trợ 300 ngàn đồng/người/khoá học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên; phòng nghỉ hỗ trợ 200 ngàn đồng/người/ngày.

Ðề án Phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023 - 2030 đã xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn tỉnh, gồm: Tôm sú và tôm thẻ chân trắng, lúa, chuối, heo, gà, vịt, keo lai, tràm, đước và 5 loại giống nông nghiệp khác gồm tôm càng xanh, cua biển, sò huyết, cá đồng, cá nước mặn - lợ.

UBND tỉnh Cà Mau hiện đã ban hành quyết định phê duyệt Ðề án Phát triển sản phẩm sò huyết trên địa bàn đến năm 2030 và Ðề án Phát triển bền vững nghề cua tỉnh Cà Mau đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất sò huyết giống nhân tạo nhằm chủ động được 40%; đến năm 2030 chủ động được 80% nguồn sò huyết giống trên địa bàn toàn tỉnh.

Ðối với đề án cua, đến năm 2025, năng lực sản xuất cua giống đạt khoảng 1,25 tỷ con/năm, đáp ứng 100% nhu cầu thả nuôi, còn lại xuất bán ngoài tỉnh; đến năm 2030 năng lực sản xuất cua giống đạt khoảng 1,4 tỷ con/năm.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Giống ngô TBM189 chinh phục đồng đất Lâm Thao

PHÚ THỌ Giống ngô TBM189 của ThaiBinh Seed với ưu điểm ngắn ngày, năng suất cao, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh… đã giúp nông dân Lâm Thao gia tăng lợi nhuận trong vụ đông 2024.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.