| Hotline: 0983.970.780

Cá ngừ thua lỗ

Thứ Tư 13/05/2015 , 09:45 (GMT+7)

Mặc dù thời điểm này đang là vụ chính đánh bắt cá ngừ ở Phú Yên, song hầu hết các chủ tàu đánh bắt xa bờ buộc phải chuyển hướng làm ăn...

Chúng tôi có mặt tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa. Vào những ngày này, ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương lần lượt cập cảng sau khoảng 1 tháng vươn khơi. Đây là chuyến biển thứ 2 của ngư dân cập cảng trong vụ đánh bắt cá ngừ năm 2015.

Ông Phan Thanh Vũ, ở phường 6, thuyền trưởng tàu PY 96319TS, một tàu đánh bắt cá ngừ có thâm niên vừa cập cảng cho biết, đánh bắt cá ngừ là nghề truyền thống của ngư dân Phú Yên, nhưng chưa năm nào lại gặp khó như năm nay.

Đang vụ chính nhưng sản lượng thấp, mỗi tàu chỉ đánh bắt được từ 600kg-1 tấn. Trong khi chi phí tăng cao, mỗi tàu hao tổn từ 140-180 triệu đồng/chuyến, giá cả thu mua lại thấp khiến thua lỗ.

“Như tàu tôi có 10 thuyền viên. Chuyến biển đầu năm 2015 đánh bắt khá hơn nhiều tàu khác được 1,5 tấn, thế nhưng do bán giá thấp 120 ngàn đồng/kg, nên sau khi trừ tất cả chi phí tàu tôi không có lãi mấy.

Còn chuyến biển này tàu tôi đi từ ngày 19/2 âm lịch cập cảng vào ngày 20/3, cân được 800kg cá ngừ, bán với giá 130 ngàn đồng/kg, trừ chi phí lỗ gần 40 triệu đồng. Do đánh bắt 2 chuyến biển không có lãi nên đời sống bạn thuyền hiện nay rất khó khăn”, ông Vũ than vãn.

Cùng cảnh ngộ, chủ tàu PY 92305TS của ngư dân Lê Văn Giúp, người cùng phường cũng vừa cập cảng đánh bắt được 15 con cá ngừ, tương đương 6,5 tạ, bán với giá từ 125-130 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí lỗ gần 100 triệu đồng.

Gặp chúng tôi, giọng ông Giúp buồn hẳn: “Năm nay dường như luồng cá ngừ thưa hơn mọi năm nên các tàu đánh bắt sản lượng thấp. Tàu tôi đi nhiều ngư trường như Trường Sa, Hoàng Sa… kéo dài 1 tháng 5 ngày, hao tổn gần 180 triệu đồng, nhưng đánh bắt được hơn 6 tạ cá, thu chẳng đủ bù chi.

Sau chuyến biển này tôi dự định vay vốn chuyển nghề sang lưới chuồn như các tàu khác để bạn tàu kiếm sống thôi”.

Đánh bắt cá ngừ thua lỗ nên nhiều tàu đã chuyển sang nghề lưới chuồn. Bởi theo các chủ tàu, so với chuyến đánh bắt cá ngừ kéo dài hơn 1 tháng, đi lưới chuồn chỉ cần khoảng 20 ngày. Nhờ vậy chi phí chuyến biển thấp hơn, chỉ dao động từ 60-70 triệu đồng/chuyến.

 "Hiện nay các tàu chuyển hướng làm ăn đều hoạt động có hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các tàu sau khi cập cảng bán cá đều tiếp tục vươn khơi bám biển", ông Thuẫn cho biết.

Mặt khác ngư trường đánh bắt nghề lưới chuồn dồi dào, giá cá chuồn luôn ổn định ở mức từ 19-20 ngàn đồng/kg, ra khơi là có lãi.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp, chủ tàu cá PY-96572, một chủ tàu đánh bắt cá ngừ nay chuyển sang nghề lưới chuồn cho biết: “Hiện nay mỗi chuyến biển đi lưới chuồn tàu tôi đánh bắt được từ 9-10 tấn, trừ chi phí tàu lãi khoảng 100 triệu đồng, chia bạn tàu mỗi người từ 8-10 triệu đồng/người.

Nhờ chuyển qua nghề lưới chuồn hơn 2 tháng nay, nên đời sống bạn tàu có thu nhập ổn định hơn”.

Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 (TP Tuy Hòa) cho biết, đến nay có khoảng 80% trong tổng số 600 tàu cá xa bờ của tỉnh Phú Yên đã chuyển hẳn sang lưới chuồn; 15% số tàu vừa câu cá ngừ vừa lưới chuồn và chỉ 5% số tàu đang tiếp tục bám biển với nghề câu cá ngừ.

Riêng tại phường 6, trong số 180 tàu đánh bắt xa bờ, hiện đã có 120 chiếc chuyển hẳn sang lưới chuồn. Việc ngư dân chuyển hướng làm ăn nhằm đa dạng hóa sản phẩm, ổn định thu nhập, giúp ngư dân yên tâm bám biển đang được tỉnh khuyến khích.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.