| Hotline: 0983.970.780

Cả nước có 30 đơn vị nuôi giữ giống gốc vật nuôi

Thứ Hai 04/11/2019 , 11:01 (GMT+7)

Hiện cả nước nuôi giữ 20 đối tượng với 36 giống vật nuôi được nuôi ở 30 đơn vị giống gốc.

Thông tin trên do đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, tại hội nghị tổng kết chương trình giống gốc vật nuôi năm 2018 và tập huấn hướng dẫn quản lý chương trình giống vật nuôi 2019 do Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) thời gian vừa qua.

Trong đó đối tượng vật nuôi gồm lợn, gia cầm, trâu, bò, dê, cừu và ong, tằm, với 36 giống vật nuôi được nuôi ở 30 đơn vị nuôi giữ giống gốc.

Heo nái Yorkshire ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo Bình Thắng, TPHCM.

Tuy nhiên việc nuôi giữ giống gốc vật nuôi chỉ nuôi giữ dòng thuần đối với gia cầm, cụ kỵ đối với lợn, đàn hạt nhân đối với trâu, bò, dê, cừu, đồng thời chỉ nuôi giữ và hỗ trợ số lượng mái SS giống gốc tối thiểu.

Về số lượng giống gốc và số lượng sản phẩm giống gốc sản xuất, thay thế đàn và cung ứng ra sản xuất theo hợp đồng đã được giao. Năng suất và chất lượng đàn giống gốc vật nuôi năm 2018 đều đạt yêu cầu so với quy định tại QĐ 675/QĐ-BNN-CN…

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện nay trong các chương trình của Bộ NN-PTNT rất quan tâm về chương trình giống, nhất là giống gốc. Chúng ta đã quan tâm chương trình giống gốc trong vòng 30-40 năm qua, bây giờ chúng ta giống thủy sản và sẽ có nhiều giống khác nữa, để làm sao có được giống tốt nhất để phục vụ sản xuất. Do đó, các đơn vị giữ giống gốc rất quan trọng mà nhà nước, Bộ, Cục chăn nuôi gửi gấm.

“Rất mong các đồng chí chuyên tâm hơn nữa vào chương trình giống gốc. Nhà nước giao các đơn vị giữ, thì giữ làm sao, trước hết phải đảm bảo yêu cầu về số lương, chuẩn loại, chất lượng và chấp hành nghiêm túc các nôi quy và quy định của nhà nước”, ông Dương bày tỏ mong muốn.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.