| Hotline: 0983.970.780

Ca sĩ Bùi Lan Hương thể hiện thần tượng Khánh Ly ra sao?

Thứ Năm 19/05/2022 , 15:56 (GMT+7)

Ca sĩ Bùi Lan Hương được chọn đóng vai Khánh Ly là một điểm nhấn đối với công chúng khi đánh giá sự thành bại của bộ phim ‘Em và Trịnh’ sắp khởi chiếu.

Ca sĩ Bùi Lan Hương.

Ca sĩ Bùi Lan Hương.

Ca sĩ Bùi Lan Hương năm nay 33 tuổi. Ca sĩ Bùi Lan Hương tốt nghiệp khoa thính phòng tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam năm 2014, sau đó tiếp tục tốt nghiệp khoa thanh nhạc và biểu diễn jazz tại Trường Lasalle College of the Arts của Singapore.

Ca sĩ Bùi Lan Hương còn được công chúng biết đến với tư cách một nữ nhạc sĩ. Nhiều ca khúc của ca sĩ kiêm nhạc sĩ Bùi Lan Hương quen thuộc với đám đông như “Mê muội”, “Mâu thuẫn”, “Sa ngã”, “Bùa mê”, “Ngày chưa giông bão”, “Mặt trăng”, “Đóa bạch trà”, “Anh, anh ấy hay ai”, “Cố chấp”, “Vĩnh hằng”...

Ca sĩ Bùi Lan Hương từng thể hiện ca khúc chủ đề cho một số bộ phim như “Người bất tử”, “Kiều”, “Tiệc trăng máu” hoặc “Gái già lắm chiêu V”, nhưng để đóng phim thì cô chưa từng nghĩ đến. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã nghĩ đến ca sĩ Bùi Lan Hương khi muốn tìm người vào vai Khánh Ly trong bộ phim “Em và Trịnh” có sự tương đồng về ngoại hình, phong cách và giọng hát so với nữ danh ca.

Rất nhiều áp lực khi hóa thân thành thần tượng Khánh Ly, nhưng ca Bùi Lan Hương vẫn quyết định thử sức: “Tôi hy vọng mình đủ làm khán giả cảm nhận được nhịp thở, suy tư của cô Khánh Ly. Nếu chỉ để nghe giọng hát, xem dáng hình hay tìm hiểu thông tin, ai cũng có thể tra Google. Điều tôi hướng đến là tái hiện một Khánh Ly trong đời sống và tình yêu, phía sau những hào quang sân khấu”.

Trong những bóng hồng xoay quanh cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà bộ phim “Em và Trịnh” muốn phản ánh, thì Khánh Ly là nhân vật được nhiều người biết đến nhất. Ca sĩ Khánh Ly sinh năm 1945, đã gặp gỡ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một định mệnh, và trở thành người hát nhạc Trịnh mê hoặc khán giả nhiều thế hệ.

Ca sĩ Bùi Lan Hương hóa thân thành thần tượng Khánh Ly.

Ca sĩ Bùi Lan Hương hóa thân thành thần tượng Khánh Ly.

Để vào vai Khánh Ly, ca sĩ Bùi Lan Hương đã cạo sạch lông mày, tập hút thuốc, xem phim tư liệu và đọc tự truyện của Khánh Ly. Ngoài ra, vai diễn điện ảnh đầu tiên cũng buộc ca sĩ Bùi Lan Hương phải bắt chước giọng nói Khánh Ly, bởi vì “nếu lồng giọng ca của cô Khánh Ly vào cảnh tôi hát, mà giọng hát và giọng thoại khác nhau, khán giả sẽ không tin tôi là nhân vật”.

Cùng với nhân vật Khánh Ly, ca sĩ Bùi Lan Hương cũng rất tự tin trình bày những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như “Mưa hồng”, “Còn tuổi nào cho em”, “Ru tình”...

Bên cạnh sự lão luyện của diễn viên Trần Lực vào vai Trịnh Công Sơn tuổi trung niên, ca sĩ Bùi Lan Hương nhận được nhiều sự quan tâm đối với vai Khánh Ly. Ca sĩ Bùi Lan Hương thổ lộ: “Cô Khánh Ly là một tượng đài trong âm nhạc Việt Nam, với màu sắc thanh âm vô cùng đặc biệt, không thể nhầm lẫn. Mọi người biết về cô quá nhiều, quá rõ. Đó chính là khó khăn của tôi trong việc hóa thân thành một nhân vật mà ai ai cũng biết. Tôi mong diễn xuất của mình sẽ không trở thành một màn hóa trang mô tả, mà quan trọng là đem được tinh thần của người phụ nữ ấy từ lúc cô 19 tới 45 tuổi, để khán giả cảm nhận được tâm hồn, nhịp thở, suy tư ấy chứ không phải là xem một cuốn tư liệu tiểu sử cuộc đời”.

Khánh Ly và Trịnh Công Sơn trong bộ phim 'Em và Trịnh'

Khánh Ly và Trịnh Công Sơn trong bộ phim “Em và Trịnh”

Bộ phim “Em và Trịnh” khởi động dự án từ năm 2019 nhưng rất vất vả trong quá trình tìm kiếm diễn viên vì phần lớn nhân vật đều có thật. Khi đã xong phần nhân sự thì bộ phim “Em và Trịnh” lại gặp trở ngại Covid-19. Không thể nào kịp hoàn thành để công chiếu nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào 1/4/2021.

Bộ phim “Em và Trịnh” vừa có buổi ra mắt và chính thức có mặt tại hệ thống rạp chiếu vào ngày 17/6/2022. Theo tính toán sơ bộ, kinh phí làm bộ phim “Em và Trịnh” đã tiêu tốn khoảng 50 tỷ đồng, nghĩa là gấp 2,5 lần số tiền được dự liệu trong kế hoạch tài chính ban đầu.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm