| Hotline: 0983.970.780

Cả xã vùng cao sinh sống bằng nước mất vệ sinh nhiều năm nay

Chủ Nhật 22/05/2016 , 08:01 (GMT+7)

Theo Quyết định 755 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất SX, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã thôn bản đặc biệt khó khăn, mỗi hộ nghèo ở Phước Gia nếu đóng giếng bơm thì được Nhà nước hỗ trợ 1,3 triệu đồng, nhưng đóng cái giếng cũng mất hơn 6 triệu, dân không đủ tiền để thêm vào.

Trên địa bàn xã không có công trình nước sạch nào, suối khe bị ô nhiễm nặng, cộng đồng người Ca Dong ở xã Phước Gia (huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) đang sống chung với nước bẩn.

Anh Hồ Văn Danh (26 tuổi, thôn 3, Phước Gia), nói: “Nước suối đã không còn sạch nữa rồi, mình chờ hứng nước mưa để uống, nhưng mùa này chẳng thấy mưa đâu, tắm rửa thì phải ra suối, tắm xong thấy ngứa lắm.”

Cả xã cũng có chừng chục hộ làm giếng đóng bi, nhưng ông Hồ Đình Trí (56 tuổi, thôn 1), chủ nhân của một cái giếng bi, nói: “Nước ngầm bây giờ khô cạn, chỉ múc hai ba tiếng là giếng khô đáy”. Còn bà Bà Hồ Thị Nhanh (55 tuổi, thôn 1), người lấy nước từ giếng đóng bi của ông Trí, thì nói: “Mỗi tháng mình trả cho chủ giếng 95 nghìn đồng, nhà mình nghèo phải lo trả tiền nước, lại phải chở nước quá xa, cực lắm.”

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra từ nhiều năm nay, ảnh hưởng đến cả 5 thôn của xã Phước Gia, gồm 226 hộ với gần 1200 nhân khẩu.

08-45-49_nh-2
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra từ nhiều năm nay, ảnh hưởng đến cả 5 thôn của xã Phước Gia

Theo các hộ dân, bao quanh các khe suối trên địa bàn xã là một nông trường cao su: Thuốc diệt cỏ, rồi hóa chất thải độc hại từ nông trường đổ dồn về khe suối, rồi trâu bò tắm lội làm nước bị ô nhiễm nặng.

Hơn nữa, khe bây giờ cũng khô cạn, nước tự chảy về lúc có lúc không tùy trời mưa nhiều hay ít. Chỉ có khe suối của bản Đồi Sim (thôn 1) là nước đầy và sạch, nhưng đủ chỉ dùng cho 8 hộ trong bản. Người dân phải ra dòng suối bị ô nhiễm nặng để tắm. Qua hệ thống nước tự chảy, họ dùng nước suối mà không qua bộ lọc nào.

Phước Gia là xã vùng cao khó khăn nhất trong số các xã của huyện Hiệp Đức. Cả xã cũng không có một cái chợ, số hộ buôn bán tạp hóa chỉ đếm trên đầu ngón tay, dân chủ yếu làm nương rẫy, đã vậy không có công trình nước sạch nào.

Ông Trần Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Phước Gia thông tin, theo Quyết định 755 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã thôn bản đặc biệt khó khăn, mỗi hộ nghèo ở Phước Gia nếu đóng giếng bơm thì được Nhà nước hỗ trợ 1,3 triệu đồng, nhưng đóng cái giếng cũng mất hơn 6 triệu, dân không đủ tiền để thêm vào.

08-45-49_nh-3
Trẻ em bắt buộc phải ra nơi dòng suối bị nhiễm độc nặng để tắm

“Ngày trước dân Ca Dong chúng tôi chưa bao giờ biết đến bệnh tật, mười năm trở lại đây bệnh tật liên miên, nhập viện thường xuyên, tôi nghĩ cũng do nguồn nước ô nhiễm. Tôi rất mong các cấp ngành hay nhà hảo tâm nào đấy ủng hộ cho xã một công trình nước sạch, có hệ thống lọc công nghiệp hẳn hoi, để người dân không còn uống nước bẩn.” – ông Thanh khẩn thiết.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm