| Hotline: 0983.970.780

Các nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp hoạt động 80-100% công suất

Thứ Năm 30/03/2023 , 19:48 (GMT+7)

TP. HCM đặt mục tiêu các nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp hoạt động đạt 80-100% công suất, khi chấm dứt hoạt động cơ sở giết mổ gia súc thủ công.

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP. HCM thông tin tại buổi họp báo. 

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP. HCM thông tin tại buổi họp báo. 

Xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ trái phép

Liên quan đến việc triển khai thực hiện Quyết định số 231 của UBND TP. HCM về việc gia hạn thời gian hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công hiện hữu trên địa bàn Thành phố, chia sẻ tại cuộc họp báo định kỳ cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội của UBND TP. HCM chiều 30/3, ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP. HCM cho biết, theo quyết định này thì UBND TP. HCM gia hạn thời gian hoạt động các cơ sở giết mổ gia súc thủ công hiện hữu trên địa bàn Thành phố đến ngày  31/3, bao gồm 8 cơ sở, khu vực.

Cụ thể, cơ sở giết mổ trung tâm Bình Tân (quận Bình Tân); cơ sở giết mổ Phước Kiển (huyện Nhà Bè); cơ sở giết mổ Tân Phú Trung, Hòa Phú, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Xuyên Á (huyện Củ Chi) và khu vực giết mổ thủ công của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Hóc Môn (huyện Hóc Môn).

Như vậy, từ ngày 1/4, 8 cơ sở trên sẽ ngừng hoạt động và chỉ còn duy nhất 1 cơ sở là cơ sở Trung Tuyến (huyện Cần Giờ) có công suất 15 con/ngày vẫn hoạt động để phục vụ người dân trên địa bàn huyện (do đặc thù địa phương - PV).

Để đảm bảo việc triển khai thực hiện chấm dứt hoạt động các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hiện hữu trên địa bàn Thành phố, ông Đinh Minh Hiệp cho biết, UBND TP. HCM đã ban hành 4 kế hoạch chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND thành phố Thủ Đức, UBND các quận, huyện và đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện.

Bao gồm: Kế hoạch 831 về "Nâng công suất giết mổ gia súc tại các nhà máy giết mổ công nghiệp trên địa bàn Thành phố"; Kế hoạch 467 về "Quản lý, kiểm soát thị trường, hoạt động lưu thông, vận chuyển và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố"; Kế hoạch 829 về "Kiểm tra hoạt động giết mổ gia súc thủ công sau khi hết thời gian gia hạn của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố"; Kế hoạch 830 về "Truyền thông đưa hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vào sản xuất quy mô công nghiệp trên địa bàn Thành phố".

Nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm An Hạ (Củ Chi) dự kiến sẽ hoạt động vào ngày 1/4.

Nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm An Hạ (Củ Chi) dự kiến sẽ hoạt động vào ngày 1/4.

Về việc kiểm tra hoạt động giết mổ gia súc thủ công sau khi hết thời gian gia hạn của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, Giám đốc Sở NN-PTNT TP. HCM Đinh Minh Hiệp cũng cho biết, UBND quận, huyện đã làm việc với chủ cơ sở và chủ gia công giết mổ gia súc thủ công, thông báo cụ thể thời gian ngưng hoạt động giết mổ gia súc thủ công đến hết 31/3. Và các chủ cơ sở cũng đã ký cam kết việc ngưng nhập động vật và ngưng hoạt động giết mổ tại cơ sở sau ngày 31/3.

Đồng thời, giới thiệu, vận động chủ cơ sở, chủ gia công giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc thủ công định hướng chuyển sang giết mổ tại các nhà máy giết mổ công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Ngoài ra, đề nghị các nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ gia công được tiếp cận và đăng ký, tham gia giết mổ tại các nhà máy trên địa bàn Thành phố.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM và các đơn vị có liên quan phối hợp các quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ cơ sở giết mổ gia súc thủ công thực hiện đúng quy định pháp luật. Hướng dẫn các chủ cơ sở giết mổ gia súc thủ công xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động, sản xuất tại hộ kinh doanh. Đề xuất việc hỗ trợ, tạo điều kiện chuyển đổi ngành nghề cho lực lượng lao động dôi dư sau khi ngưng hoạt động cơ sở giết mổ.

Đặc biệt, các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, chốt chặn, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh, giết mổ động vật trái phép trên địa bàn, nhất là các khu vực giáp ranh, khu vực có cơ sở giết mổ gia súc thủ công sau khi hết thời gian gia hạn hoạt động theo Quyết định số 231/QĐ-UBND.

Tại các cửa ngõ ra vào Thành phố, các đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh đưa về Thành phố không đúng quy định.

Nâng dần công suất giết mổ công nghiệp

Cũng theo ông Hiệp, ngày 30/3, Sở NN-PTNT TP. HCM đã có báo cáo về tiến độ xây dựng nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp và công tác triển khai thực hiện nâng công suất giết mổ gia súc tại các nhà máy giết mổ công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Sở NN-PTNT TP. HCM chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan làm việc với các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp trên địa bàn Thành phố báo cáo, đề xuất UBND TP. HCM có giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cụ thể của từng dự án.

"Qua đó, nhằm nâng dần công suất giết mổ công nghiệp, đảm bảo từ năm 2023 trở đi các nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp phải hoạt động đạt từ 80 - 100% công suất theo thiết kế để hỗ trợ các chủ đầu tư, đưa nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp đi vào hoạt động ổn định, lâu dài", Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp nói.

Hiện bình quân mỗi ngày Thành phố tiêu thụ khoảng 10.000-11.000 con heo. Trong khi đó, công suất giết mổ (thủ công và công nghiệp) hiện tại của TP. HCM khoảng 5.000-6.000 con (hơn 50%), khoảng 2.000 con heo đưa về từ các tỉnh thành; còn lại là heo đông lạnh (nhập khẩu).

Giám đốc Sở NN-PTNT TP. HCM Đinh Minh Hiệp cho biết, với xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa và định hướng xuất khẩu, tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, TP. HCM đã từng bước có định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động của các cơ sở từ giết mổ thủ công sang giết mổ công nghiệp tập trung, với hệ thống nhà xưởng, dây chuyền hiện đại, tiên tiến, điều kiện vệ sinh thú y được nâng cao, chất thải và nước thải sau khi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm cung cấp ra thị trường đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất