| Hotline: 0983.970.780

Cách bón phân Lâm Thao cho cây thuốc lá

Thứ Tư 20/09/2023 , 17:32 (GMT+7)

Cây thuốc lá trồng nhiều ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Ninh Thuận, An Giang... Nhìn chung phẩm chất nguyên liệu chưa cao, tỷ lệ lá loại 1, 2, 3 còn thấp.

Kỹ thuật chăm sóc cây thuốc lá

 Do vậy để cải thiện tình hình này, gia tăng chất lượng cần phải chăm bón đúng kỹ thuật.

  • Đặc điểm sinh lý

Cây thuốc lá tên khoa học là Nicotiana tabacum L, họ Cà (Solanaceae), thời gian sinh trưởng khoảng 110 -125 ngày.

1.1. Thời kỳ cây con trong vườn ươm: Chia 4 giai đoạn.

  • a) Giai đoạn từ gieo đến mọc: tính từ khi hạt hút ẩm nứt nanh 4-5 ngày;  rễ cắm xuống đất và phôi mầm phát triển 4-6 ngày, sau đó 2 lá mầm nhú ra ngoài. Điều kiện thích hợp: nhiệt độ không khí tối thiểu 13 độ C, tối đa 34 độ C, thích hợp  25 - 28 độ C; độ ẩm đất  70 - 80%.
  • b) Giai đoạn chữ thập: 2 lá mầm xuất hiện được 6-7 ngày thì lá thật thứ nhất xuất hiện. Khi kích thước của 2 lá mầm và 2 lá thật tương đương nhau, cây có dạng chữ thập. Điều kiện thích hợp: độ ẩm đất: 70%.
  • c) Giai đoạn phát triển rễ: Sau giai đoạn chữ thập, rễ phát triển nhanh hơn thân lá. Cuối giai đoạn này cây có 4-5 lá thật và rễ ăn sâu 15 cm. Điều kiện thích hợp: độ ẩm đất: 60 - 65%. Cần bón đủ phân lân và kali, hạn chế bón đạm.
  • d) Giai đoạn hình thành “con thuốc”: Thân lá phát triển nhanh. Điều kiện thích hợp: độ ẩm đất 60 - 65%. Cần bón phân đầy đủ.

Thời kỳ vườn ươm để đạt tiêu chuẩn xuất vườn, cây con cần 40-50 ngày trong vụ đông, 50-60 ngày trong vụ xuân.

  • 2. Thời kỳ trồng ra ruộng sản xuất: Chia 5 giai đoạn.
  • a) Giai đoạn phục hồi sinh trưởng: khoảng 5-7 ngày sau khi trồng, cây phục hồi khả năng hoạt động của rễ cũ, hình thành thêm rễ mới, lá non phía ngọn chuyển từ trạng thái mềm sang thế thẳng đứng. Điều kiện thích hợp: Độ ẩm đất 60%.
  • b) Giai đoạn phát triển rễ: thời gian kéo dài khoảng 20 - 25 ngày, rễ phát triển mạnh chủ yếu tập trung ở tầng 15-30 cm, thân lá sinh trưởng chậm. Điều kiện thích hợp: độ ẩm đất 60%. Cây cần đủ ẩm và dinh dưỡng. Cần bón lót đủ phân, bón thúc sớm.
  • c) Giai đoạn phát triển thân lá: tính từ sau giai đọan ra rễ đến lúc cây ra nụ hoa. Chia thành 2 giai đoạn nhỏ:

Giai đoạn “tròn mình”: Tăng số lượng lá trên cây, bình quân 2 ngày ra được 1 lá, kết thúc phân hóa lá, chuyển sang phân hóa hoa quả. Kết thúc giai đoạn này có số lá ổn định, chiều cao thân và diện tích lá tăng chậm. tùy theo đặc điểm từng giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác mà thời gian tồn tại của 1 lá trên cây khoảng 35- 45 ngày. Có các loại lá sau: Lá chân xuất hiện đầu tiên, chiếm 10% là loại lá nhỏ, phẩm chất kém; lá nách dưới chiếm 15% chủ yếu thu hoạch ở lứa đầu, có phẩm chất trung bình khá; lá trung châu ở tầng giữa chiếm  40% có kích thước to, mỏng đều, mịn cho phẩm chất tốt nhất; lá nách trên chiếm 25%, phẩm chất tương đối tốt; lá ngọn chiếm 10%, lá  nhỏ phẩm chất kém ít khi được thu hoạch. Những lá cho thu hoạch gọi là lá kinh tế.

Từ khi cây thuốc tròn mình đến khi ra nụ hoa: Diện tích lá và chiều cao thân tăng nhanh. Diện tích lá và sản phẩm quang hợp đạt cao nhất vào giai đoạn hình thành nụ, sau trồng khoảng 60-70 ngày, sau đó giảm dần. Điều kiện thích hợp: độ ẩm đất 80%. Để tăng năng suất lá cần đảm bảo độ ẩm, đủ dinh dưỡng, mật độ hợp lý.

  • d) Giai đoạn chín của lá: Từ khi cây ra nụ đến khi thu hoạch hết lá. Sau trồng khoảng 60-70 ngày bắt đầu thu hoạch, 10-12 ngày thu một lứa, thu 5 lá dưới. Để tập trung dinh dưỡng nuôi thân lá, thường áp dụng biện pháp ngắt ngọn, đánh chồi. Điều kiện thích hợp: Trời khô hanh, độ ẩm đất 65%.
  • e) Giai đoạn quả chín: Đối với thuốc lá trồng lấy hạt giống. Trong một thời gian ngắn trên đỉnh xuất hiện 3 -5 lá nhỏ xếp sít nhau thì chùm hoa chuẩn bị xuất hiện. Hoa trung tâm nở trước, sau đó các hoa trên nhánh thứ cấp. Hoa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Để bảo đảm chất lượng hạt giống thường loại bỏ những hoa nở đầu và cuối. Sau trồng khoảng 60 - 70 ngày cây ra hoa. Sau khi hoa nở được 25 -30 ngày thì quả chín. Điều kiện thích hợp: Trời khô hanh, độ ẩm đất 65%.
  • Thời vụ trồng, mật độ và cơ cấu cây trồng ở các vùng

3.1. Thời vụ

Miền Bắc: Vụ đông xuân- vụ chính: Gieo ươm tháng 11 đến ngày 15 tháng 12; trồng trong các tháng 1, 2; thu hoạch trong các tháng 3, 4, 5 năm sau. Vụ thu đông: Gieo ươm tháng 8 đến ngày 15 tháng 9; trồng tháng 10 đến ngày 15 tháng 11; thu hoạch tháng 1, 2 năm sau. Sau đó để chồi như chính vụ.

Một vườn thuốc lá chăm sóc đúng kỹ thuật. Ảnh: Tư liệu.

Một vườn thuốc lá chăm sóc đúng kỹ thuật. Ảnh: Tư liệu.

3.2. Mật độ

+ Ươm cây giống: lượng hạt cần gieo g/m2 = (0,3 * 80)/B, trong đó B là tỷ lệ nảy mầm thực tế. Tỉa những chỗ quá dày khi cây có 3 lá thật; tỉa để cây cách nhau 2 cm khi cây có 5- 6 lá thật; sau đó tỉa để cây cách nhau 4 cm, mật độ 400-450 cây/m2 mặt luống. Khi cây có lá lớn, diện tích lá 2,5 - 3 cm2.

+ Trồng sản xuất: Thuốc lá sợi vàng giống cũ: 3,7 – 4,2 cây/m2, khoảng cách cây 50 cm * 40 cm; 50 cm * 50 cm;  60 cm * 40 cm;  70 cm * 30 cm, trồng hàng đơn. Giống mới cao cây, lá dài: 2,2-2,5 cây/m2; khoảng cách 80 cm * 50 cm. Giống mới C176, K326, Flue - Crued - Virgina: 1,5 - 2 cây/m2; khoảng cách 100 - 120 cm  * 50 - 55 cm.

Đất trồng: thuốc lá được trồng trên vùng đất bạc màu, đất phù sa ven sông suối, đất vùng trung du, miền núi. Trồng thuốc lá trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha, tơi xốp, thoát nước có độ phì nhiêu thấp cho phẩm chất tốt hơn trên đất có thành phần cơ giới nặng, giàu dinh dưỡng. Đất trồng thuốc lá không được luân canh sau cây họ cà như ớt, khoai tây, cà quả, cà chua; luân canh tốt nhất là với lúa nước. Đất có pH 6,5 - 7; chất hữu cơ < 2%; vôi < 0,30%.  Không nên trồng  thuốc lá trên  các loại đất bị nhiẽm mặn, đất nặng, đất sét khó thoát nước.    

Cơ cấu cây trồng: Lúa hè thu - Thuốc lá thu đông; Lúa mùa - Thuốc lá đông xuân; Lúa hè thu - Thuốc lá thu đông - Thuốc lá để chồi.

  • Bón phân NPK-S Lâm Thao 8:10:14+8S cho cây thuốc lá

4.1. Trong vườn ươm: 

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng ủ hoai mục với lân supe được rãi trên mặt luống và trộn đều với lớp đất dày10 cm.  Bón thúc lần 1: Phân NPK-S 8:10:14+8S được hòa trong 0,5 lít nước và tưới. Sau đó tưới rửa lá bằng 1,5 lít nước/m2. tùy theo tình hình sinh trưởng của cây quyết định 3-4 lần bón thúc. Lượng phân bón tăng dần sau giai đoạn “chữ thập”.

Thu hoạch thuốc lá. Ảnh: Tư liệu.

Thu hoạch thuốc lá. Ảnh: Tư liệu.

4.2. Phân bón cho bầu, cây ra ngôi:

Làm bầu: Sử dụng phân trâu bò hoai hoặc rơm  rạ mục băm nhỏ, trộn với NPK-S 8:10:14+8S khoảng 5-7 g để làm bầu cho 1.000 cây con. Đóng vào bầu có đường kính 6-7 cm, cao 8-10 cm, cấy cây thuốc vào.  Ra ngôi: là đưa cây con khoẻ, khoảng 4-5 lá sang vườn ươm thứ 2 đã được chuẩn bị kỹ bón nhiều phân hoai ải, chăm sóc tốt, đến vụ bứng bầu đưa ra trồng. Sau khi gieo 45-60 ngày, cây con có thể trồng được.

4.3. Trong sản xuất

Tổng lượng phân chuồng 250-350 kg, vôi 15-20 kg, NPK-S 8:10:14+8S khoảng 48-52 kg, bón làm 3 đợt, lót tất cả phân chuồng, vôi và 16 kg NPK-S 8:10:14+8S; Thúc sau trồng 12-12 ngày 18-20 kg NPK-S 8:10:14+8S sau trồng 30-35 ngày 14-15  NPK-S 8:10:14+8S. 

Bón phân cho cây thuốc lá chồi tổng lượng phân chuồng 200 kg/sào cùng khoảng 1 kg NPK-S 8:10:14+8S chia làm 2 lần trước khi thu hoạch 1 tuần bón lượng ½ và bón nốt sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 tuần bấm ngọn và bón phân chuồng, phân NPK-S 8:10:14+8S. Sau thu hoạch bẻ gập cây cách mặt đất 12-15 cm, chặt cây cách mặt đất 6- 7cm. Bón phân phân chuồng, phân NPK-S 8:10:14+8S. Sau 50 ngày sẽ thu hoạch, có thể đạt 2/3 năng suất chính vụ.

Xem thêm
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên

Phân bón Bình Điền xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập nhà nông.

Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?